Nếu việc nhìn thấy một từ rất dài khiến bạn phát hoảng lên vì không thể đọc nổi, thì bạn đã mắc phải một trong những chứng sợ không thể lý giải nổi. Điều trớ trêu là chứng bệnh này cũng có cái tên rất lủng củng: hippopotomonstrosesquippedaliophobia.
Đó chỉ là một trong hàng trăm nỗi sợ hãi mà con người mắc phải. Chúng bao gồm những ám ảnh có thể lý giải được đến những cái hoàn toàn khó hiểu.
Đây là nỗi ám ảnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ em có tâm lý, cảm xúc không ổn định hoặc bị sống quá lâu trong môi trường bẩn, ô nhiễm. Họ rất sợ những hoạt động làm sạch cơ thể và đồ vật xung quanh như tắm, giặt, gội đầu, rửa tay.
Đáng ngạc nhiên nỗi ám ảnh này rất phổ biến và mức độ thể hiện khác nhau ở mỗi người. Nói chung, họ đều thấy ghê tởm khi chạm vào hoặc nhìn thấy nút áo, các đồng xu nhỏ và các vật dụng tương tự, có người thì sợ nút nhựa hơn nút kim loại, sợ nút cũ hơn nút mới.
Đôi khi những đứa trẻ vô tình nuốt phải những cúc áo qua đường mũi, miệng cũng khiến nó trở thành nỗi ám ảnh đeo bám suốt đời.
Năm 2007, nhà sáng lập Apple ông Steve Jobs đã tiết lộ động trời rằng ông bị chứng ám ảnh nút tai quái này. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một loạt sản phẩm của hãng khác xa những chiếc điện thoại thông thường với nhiều nút bấm thì giờ trên mỗi chiếc iphone, ipad chỉ là một màn hình cảm ứng hiện đại.
Đây là nỗi ám ảnh tế nhị và nhạy cảm vì người ta không muốn mặc quần áo để ra khỏi nhà. Người bị mắc bệnh này có thể không hoàn toàn sợ hãi tất cả các loại quần áo mà họ còn sợ một số vật dụng nhất dịnh khác nữa. Đối tượng hay mắc phải nỗi ám ảnh quần áo là những người béo và trung niên vì họ nghĩ quần áo làm cho họ trông thật luộm thuộm, bẩn thỉu, xấu xí.
Có nhiều người sợ hãi trước vẻ đẹp của một người phụ nữ dù chỉ là nhìn trên tranh ảnh. Mức độ căn bệnh trở thành một thói quen, thay đổi tâm lý dẫn tới hình thành một xu hướng giới tính mới. Những trẻ em vị thành niên và đàn ông trưởng thành thường có xu hướng này và họ trở nên thích những người đồng giới hơn là phụ nữ.
Cảm giác lo âu, sợ hãi khi bị người khác nhìn thấy hoặc chính mình nhìn chằm chằm vào ai đó thường khiến họ lảng tránh những nơi đông đúc như siêu thị, nhà hàng, trường học, công viên...thậm chí họ không dám lái xe vì không chịu nổi ánh mắt những người khác quá kính chiếu hậu hay mỗi khi dừng đèn đỏ.
Nguyên nhân dẫn tới chứng ám ảnh lo âu này do một sự kiện đau buồn, sốc tinh thần trong cuộc sống quá khứ của nạn nhân, có thể do họ từng bị lạm dụng, đe dọa, bị bỏ rơi...
Chúng ta thì luôn luôn mong đợi nghe được những tin tức tốt lành nhưng có một số người tỏ ra sợ hãi, hoảng loạn khi nghe tin tốt. Trong tâm trí họ tồn tại ý nghĩ tiêu cực cho rằng đằng sau mỗi tin tốt là một tin xấu, tồi tệ hơn. Cuộc sống của người mắc phải nỗi ám ảnh này không bao giờ có sự lạc quan, sống khép kín, ít giao tiếp để tránh hoặc tự hủy hoại khả năng thính giác của mình.
Chứng ám ảnh này có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như tụt huyết áp, ngất xỉu, gào thét mất kiểm soát, né tránh mọi biện pháp bảo vệ sức khỏe. Họ không dám tới gần bệnh viện hoặc những vật dụng nhọn trong nhà.
Theo các nhà nghiên cứu thì chứng bệnh này khoảng 10% người Mỹ mắc phải và đây là một bệnh di truyền từ hàng ngàn năm trước con người đã cố gắng tránh bị thương bởi những vũ khí sắc nhọn để tồn tại cho đến nay. Trong một cuộc gây hấn giữa hai bộ lạc nguyên thủy thì phản ứng ngất xỉu để minh chứng rằng phe này không phải mối đe dọa với phe kia để tránh được sự dổ máu, thương tích không đáng. Vì thế, ngày nay mỗi lần sợ hãi vật nhọn bệnh nhân thường bị ngất xỉu như tổ tiên đã làm.
Đây là nỗi sợ hãi phổ biến dai dẳng trước những thế lực siêu nhiên, ma quái lẩn khuất xung quanh tìm cách phá hoại nạn nhân. Những người mắc chứng ám ảnh này thường lo lắng, sởn da gà, toát mồ hôi, run rảy mỗi khi thảo luận về ma quỷ, linh hồn hay bị bỏ rơi một mình ở nhà, trong rừng, xem phim ma. Triệu chứng bệnh trở nên nặng nề hơn khi họ bắt đầu đeo quanh cổ tỏi trừ tà, thánh giá, cọc gỗ, bùa ngải và sẵn sàng tấn công bất cứ ai họ cho rằng bị quỷ ám.
Họ sợ hãi mỗi lần nghĩ về chuyện giường chiếu, hoặc bị nhìn thấy cảnh tượng đó. Nỗi ám ảnh này dẫn tới đời sống cá nhân người ta bị đảo lộn, rắc rối và dần dần khiến bản thân họ tự xa lánh các mối quan hệ bạn bè, thân mật. Họ tự đưa mình vào sự cô đơn, tự kỷ và cảm thấy xấu hổ với sự sợ hãi của bản thân.
Nguyên nhân của chứng sợ quan hệ tình dục là do họ từng là nạn nhân của các vụ hãm hiếp, lạm dụng tình dục trong quá khứ hoặc do tự thủ dâm quá nhiều dẫn tới mất cảm giác quan hệ với người khác.
Căn bệnh này gần giống với chứng sợ hãi vi khuẩn, sợ bẩn vì những người này luôn cảm thấy bất an với những người xung quanh nhất là khi bị họ chạm phải.
Một nguyên nhân nữa khiến họ mắc nỗi ám ảnh ngại tiếp xúc là do tâm lý bảo vệ không gian cá nhân. Nếu ai cố tình va chạm, họ sẽ có cảm giác bị bỏng, đóng băng và đến khi mất kiểm soát thì họ sẽ quay ra tấn công.
Các chuyên gia tin rằng sợ con số 4 chỉ là một sự mê tín dị đoan ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản vì cách phát âm của số 4 theo tiếng Trung gần giống chữ "Tử" nghĩa là chết. Và con số này thường bị đổ lỗi cho những tai họa, chết chóc, những điều không hay chỉ sau con số 13 của phương Tây.
Và sự sợ hãi càng tăng mức độ nếu người ta gặp phải sô 24, 42, 44 vì sự rủi ro sẽ tăng lên gấp bội. Cho nên đôi khi ở các bệnh viện, khách sạn họ không dùng những con số này để đánh số giường bệnh, phòng nghỉ.
Bất kể là loài hoa gì, bộ phận nào của bông hoa thì họ cũng cảm thấy bị đe dọa, ghê sợ thậm trí cả trong suy nghĩ của mình. Bất cứ ai cũng có thể bị chứng ám ảnh này vì họ từng bị dị ứng phấn hoa nặng nề. Nếu bạn đang định tặng hoa cho cô bạn bị Anthophobia thì nên ngừng ngay lại. Ngoài ra, chứng sợ hãi này cũng được gọi là nỗi sợ hãi những điều vô hại chẳng hạn như sợ một mảnh giấy bị xé rách.
Bên cạnh đó, còn có những nỗi sợ hãi kỳ lạ trở thành sự ám ảnh kinh khủng đối với một số người.
Chẳng hạn có người mắc chứng nucleomituphobia - sợ hoặc căm ghét vũ khí hạt nhân.
Chứng odontophobia, sợ chữa răng, thì hoàn toàn có thể hiểu được, cũng tương tự như pentheraphobia - sợ mẹ chồng. Nhưng globophobia (sợ bóng bay), lutraphobia (sợ rái cá) và octophobia (sợ con số 8) thì thực sự khó mà lý giải. Những chứng sợ khác như ablutophobia - sợ tắm rửa - thì đơn giản mang tính chống đối xã hội.
Ngoài ra còn có chứng sợ điện thoại, sợ thú bông, sợ nơi chật chội, sợ bị phạt, bị đánh, hay bị mắng.Và một nỗi sợ hãi mà các bậc phụ huynh đặc biệt dễ mắc phải là sợ con trẻ.
Theo các nhà nghiên cứu, còn rất nhiều kiểu sợ hãi nữa chưa được nhận ra. Họ đang yêu cầu các độc giả bổ sung thêm cho bộ sưu tập của mình.