Nếu bạn vẫn nghĩ việc con người có thể chinh phục Mặt Trăng là điều khá dễ dàng thì cần biết rằng, chúng ta có thể đặt mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời vào giữa Trái Đất và Mặt Trăng, mà vẫn còn thừa đến 8.030km khoảng trống.
Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là khoảng 384.400km.
Nếu bạn vẫn nghĩ việc con người có thể chinh phục Mặt Trăng là điều khá dễ dàng thì cần biết rằng, chúng ta có thể đặt mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời vào giữa khoảng cách này mà vẫn còn thừa đến 8.030 km khoảng trống.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này có bán kính lên đến 69.911 km và lớn gấp khoảng 122 lần Trái Đất. Phần màu xanh trong bức hình chính là khu vực châu Mỹ khi được ướm thử lên bề mặt của gã khổng lồ này.
Một gã khổng lồ khác của Hệ Mặt Trời chính là sao Thổ, để hiểu được hành tinh này lớn như thế nào hãy cùng xem sự tương quan kích thước giữa sao Thổ và…6 Trái Đất.
Đây là những gì mà chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng nếu Trái Đất cũng sở hữu vành đai giống như sao Thổ.
Chỉ cần nhìn bức ảnh chụp sao Diêm Vương ở thời điểm cách nhau hơn 2 thập kỷ, bạn sẽ phần nào hiểu được tốc độ phát triển của lĩnh vực thiên văn học.
Khi sao chổi xuất hiện trên bầu trời chỉ giống như một vệt sáng nhỏ. Tuy nhiên, thiên thể này lại không hề tí hon như chúng ta thường nghĩ. Trong hình chính là sao chổi 67P/Churyumov–Gerasimenko khi được đặt xuống thành phố Los Angeles (Mỹ). Hãy tưởng tượng nếu thiên thể này va vào Trái Đất hậu quả sẽ thảm khốc đến nhường nào.
Trái Đất khi nhìn từ Mặt Trăng.
Trái Đất khi nhìn từ sao Hỏa.
Trái Đất khi nhìn từ sao Thổ.
Nếu Mặt Trời có kích thước bằng 1 tế bào bạch cầu trong cơ thể, dải Ngân hà sẽ lớn tương đương nước Mỹ.
Khi quan sát bầu trời đêm, chúng ta có thể nhìn thấy vô số ngôi sao. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn quan sát được chỉ là một phần rất nhỏ của dải Ngân hà.