Loài nhện có xương ngoài, giống như tôm hay cua. Chúng thường xuyên bị gãy xương vì nó rất mỏng manh. Việc bị rơi từ độ cao thấp cũng có thể làm chúng chết vì gãy xương.
Trong suốt những tháng hè, chúng thường sống ngoài trời, nhưng khi trời mát mẻ hơn, chúng sẽ tìm những nơi ấm áp. Nhờ hộp sọ mềm và khả năng gặm nhấm nên chúng có thể chui lọt một cái lỗ cực nhỏ, chỉ 6mm. Khi đã vào được bên trong, chúng sẽ tiếp tục gặm nhấm bất cứ cái gì, kể cả bê tông, chì và nhựa. Hoạt động này giúp bộ răng của chuột không dài ra quá mức, mà có độ dài vừa phải để thuận tiện cho chúng. Trái với suy nghĩ của nhiều người, chuột không thích ăn pho mát, nhưng chúng vẫn sẽ ăn nếu có cơ hội. Loài vật nhỏ bé này còn có thể nhảy cao tới 46cm, bơi và đi thẳng đứng hoặc đi với tư thế trồng cây chuối.
Dê và hầu hết các động vật móng guốc khác có khe hở mắt nằm ngang và bộ phận này trông giống như hình chữ nhật khi giãn nở. Điều này sẽ cho phép chúng quan sát được ở 320 – 340 độ. Chúng sẽ nhìn được hầu như mọi thứ xung quanh mà không cần phải di chuyển (con người có tầm nhìn từ khoảng 160 tới 210 độ). Do đó, động vật có mắt hình chữ nhật có thể nhìn tốt hơn vào ban đêm nhờ đồng tử lớn hơn, và vào ban ngày đồng tử có thể đóng chặt hơn để hạn chế ánh sáng. Điều đáng ngạc nhiên là bạch tuộc cũng có đồng tử hình chữ nhật.
Ngựa là loài có tầm nhìn khá rộng (có mắt lớn nhất trong tất cả những loài động vật có vú), chúng có thể nhìn tới 350 độ. Ngựa có 2 điểm mù – điểm đầu tiên là ở phía trước chúng và điểm kia là ngay phía sau đầu. Khi nhìn chi tiết, ngựa bị mù màu đỏ và có tầm nhìn 20/33 (so với con người là 20/20).
Chuột không thể nôn mửa vì có một bức tường giới hạn giữa 2 dạ dày và chúng không có khả năng kiểm soát các cơ hoành thực hiện chức năng nôn mửa. Cả thỏ và chuột lang cũng không thể làm được điều này. Điều đó làm cho chúng dễ bị ngộ độc. Vì không có khả năng này nên chuột sẽ thử gặm nhấm một đồ ăn nào đó để xem chúng có bị ốm không. Nếu không cảm thấy buồn nôn, chúng sẽ ăn ngấu nghiến.
Thiên nga có bản năng bảo vệ con rất cao và chúng sử dụng những đôi cánh vô cùng mạnh mẽ của mình để chống đỡ lại những con chó (và đôi khi là con người). Độ sải của cánh thiên nga là khoảng 2,75 mét. Vào năm 2001, một thanh niên ở Ireland đã bị gãy tay vì cánh thiên nga khi anh cố chọc tức nó. Năm sau, một người khác cũng bị gãy tay vì lý do này.
Loài nhện có xương ngoài, giống như tôm hay cua. Chúng thường xuyên bị gãy xương vì nó rất mỏng manh. Việc bị rơi từ độ cao thấp cũng có thể làm chúng chết vì gãy xương.
Hạt nhục đậu khấu là một loại thuốc hallucinigenic, thường xuyên được sử dụng để làm hương vị cho những loại bánh như bánh trứng, bánh trái cây. Nó cũng là một loại thuốc độc giết người. Chỉ cần ăn 2 gram hạt nhục đậu khấu, bạn sẽ cảm thấy giống như đã uống thuốc kích thích amphetamines, gây buồn nôn, sốt và đau đầu. Ăn 7,5 gram sẽ gây co giật, ăn 10 gram sẽ gây ảo giác. Ăn một hạt có thể gây loạn tâm thần, giống như cái chết sắp đến, rối loạn và kích động. Đã có 2 trường hợp tử vong vì hạt nhục đậu khấu.
Cây Telegraph là một loài cây nhiệt đới được tìm thấy ở châu Á – song cũng xuất hiện ở Nam Thái Bình Dương. Loài cây này có một khả năng đặc biệt là rung lá (xung quanh trục của nó và giật lên giật xuống). Có những loài cây khác cũng có khả năng này, song đây là loài kì lạ và ít được biết đến nhất. Tốc độ rung chuyển của chúng không phải là siêu nhanh, song hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Loài bọ này có khả năng rất kì lạ là bắn ra loại chất lỏng cực nóng từ bụng để bảo vệ mình và không chỉ 1 lần mà tới 70 lần với tốc độ cực nhanh. Chất lỏng này là sự kết hợp của hydrogen peroxide and hydroquinones. Chúng kết hợp cùng nhau trong bụng của loài bọ này và gây ra một phản ứng hóa học. Nó có thể gây tử vong với những sinh vật hoặc côn trùng nhỏ và có thể gây đau đớn cho con người.