Những sự kiện thần bí trong đời sống khoa học khiến thế giới phải rúng động. Trong lịch sử tồn tại rất nhiều sự kiện thần bí vượt ngoài tầm hiểu biết của nhân loại và ngoài khả năng giải thích của khoa học.
Con dao này được đúc bởi một thợ rèn điên người Ý, ông đã dùng xương tay phải của vợ làm thành cán dao, dùng xương sườn của con trai để làm lưỡi dao; đồng thời cũng dùng xương cẳng chân của chính mình để làm tay cầm, rồi hiến tặng cho chủ nợ của mình vào thời điểm đó. Ba ngày sau, người chủ nợ này phát điên và thiêu cháy tất cả mọi người trong gia đình mình. Được biết, những người nhận được con dao này sau đó cũng bị phát điên. Nó như bị nguyền rủa bởi không chỉ những người sở hữu nó bị điên mà toàn bộ gia đình họ đều chết.
Đức Hồng y giáo chủ thiên chúa giáo John WU Cheng-Chung dự đoán chính xác ngày chết của mình. Đức Hồng y giáo chủ John Wu qua đời lúc 6h00 ngày 23 tháng 9 năm 2002 tại Bệnh viện Queen Mary. Ông ra đi ở tuổi 77. Wu Cheng Chung mắc chứng ung thư tủy xương. Linh mục Trần Tử Ân chủ trì Thánh lễ đã tiết lộ một sự việc về Đức Hồng y khi ngài còn sống. Đó là việc Đức Hồng y từng nói với các đồng nghiệp của ông, ám chỉ hai vị Đức Giám mục Francis Hsu và Hong-Ji Li của Hồng Kông, rằng trước sau khoảng thời gian từ 23 tháng 5 đến 23 tháng 7 ông sẽ qua đời do bệnh. Theo thứ tự mà sắp xếp, ông sẽ chết vào ngày 23 tháng 9.
Con số thần kì nhất thế giới là 142857. 142857 X 1 = 142857. 142857 X 2 = 285714. 142857 X 3 = 428571. 142857 X 4 = 571428. 142857 X 5 = 714285. 142857 X 6 = 857142. Các con số đổi vị trí tương tự xuất hiện. Vậy lấy nó nhân với 7 là bao nhiêu?
Bức ảnh này một tảng đá lớn trên biển Birmania (Myanmar). Một năm chỉ xuất hiện một lần, khi mặt trời nằm đúng ở một góc đặc biệt và cần một điều kiện ánh sáng đặc biệt mới có thể nhìn thấy cảnh này. Hãy nghiêng đầu sang trái và bạn sẽ thấy sự tuyệt diệu của bức hình. Vị trí góc mặt trời nào mới được bức hình như dưới đây đến giờ vẫn còn là một bí ẩn.
Bức tường khóc Jerusalem “rơi nước mắt” báo hiệu ngày cùng thế giới? Thành phố linh thiêng Jerusalem của Israel đã xuất hiện một hiện tượng dị thường rất ít gặp trong tháng 7 năm 2002. Một vết nước chảy ra từ hòn đá trên bức tường khóc nổi tiếng như đang thực sự rơi lệ. Bức tường khóc có những giọt nước chảy ra chiếm khoảng 10cm x 40cm diện tích của tường.
Những giọt nước đó chảy ra từ bức tường nằm tại khu vực hành hương của đàn ông, lệch về bên phải phiến đá trung gian, vị trí này tiếp cận với đường phân cách khu vực hành hương của phụ nữ. Nước liên tục chảy ra từ bức tường khóc.
Việc nước chảy ra có thể do đường ống thải do nhân viên quản lý lắp đặt trước đây. Nhiều người cho rằng nước bị rò rỉ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, giọt nước không bay hơi, cũng không loang rộng ra, chỉ tạo thành đúng hình giọt nước nước mắt thì thực sự là một điều bí ẩn. Một số Giáo phái thần bí của Do Thái giáo còn đề cập đến một số lời tiên tri trong sách của họ, nếu như bức tường khóc chảy nước mắt, đó chính là điềm báo trước về ngày tận thế.
Swastika là một biểu tượng được sử dụng bởi một trong những người đàn ông bị căm ghét nhất trên Trái đất, một biểu tượng đại diện cho sự tàn sát hàng triệu con người và đại diện cho một trong những cuộc chiến tranh hủy hoại nhất trên Trái đất. Nhưng Adolf Hitler không phải là người đầu tiên sử dụng biểu tượng này.
Trên thực tế, nó đã được sử dụng như là một biểu tượng quyền năng của hàng ngàn năm trước Hitler và trải qua nhiều nền văn hóa và các châu lục.
Với người theo đạo Hindu và Phật giáo, chữ Vạn là một biểu tượng quan trọng trong nhiều ngàn năm.
Đối với những người theo đạo Hindu và Phật giáo ở Ấn Độ và các nước châu Á khác, chữ Vạn là một biểu tượng quan trọng trong nhiều ngàn năm. Cho đến ngày nay, biểu tượng này vẫn được nhìn thấy ở rất nhiều nơi – trên các ngôi đền, xe buýt, taxi và trên trang bìa của các cuốn sách.
Nó cũng được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại và có thể được tìm thấy trong các di tích trong thành phố cổ của thành Troy, vốn đã tồn tại từ 4.000 năm trước đây. Những cổ vật được phát hiện cũng cho thấy người Druids và người Celt cổ đại cũng sử dụng biểu tượng này.
Các bộ tộc Bắc Âu, thậm chí cả những người Công giáo đầu tiên cũng sử dụng chữ Vạn như một trong những biểu tượng của họ. Ví dụ, các Hiệp sĩ Teutonic, một giáo binh đoàn người Đức thời trung cổ, những người đã trở thành một dòng tu Công giáo thuần túy tôn giáo, đã sử dụng nó.
Nhưng tại sao biểu tượng này lại quan trọng đến thế và tại sao Adolf Hitler lại quyết định dùng nó làm biểu tượng?
Từ “swastika” là một từ tiếng Phạn (“svasktika”) có nghĩa là “Nó”, “hạnh phúc”, “như ý”, và “may mắn”. Tuy nhiên, nó còn được gọi bằng các tên khác nhau ở các nước khác nhau như “Vạn" ở Trung Quốc,”Manji” tại Nhật Bản,”fylfot” tại Anh, “Hakenkreuz” ở Đức và “tetraskelion” hoặc “tetragammadion” ở Hy Lạp.
Năm 1979, PR Sarkar, học giả tiếng Phạn, cho biết ý nghĩa sâu xa của từ này là “vinh quang vĩnh cửu” (permanent victory).
Biểu tượng chữ Vạn sớm nhất từng được tìm thấy tại Mezine, Ukraine, được khắc trên một bức tượng bằng ngà voi và đáng kinh ngạc là đã có từ 12.000 năm trước. Ngoài ra, một trong những nền văn hóa sớm nhất được biết đã sử dụng biểu tượng này là một nền văn hóa đồ đá mới ở Nam Âu, trong khu vực hiện nay là Serbia, Croatia, Bosnia và Herzegovina – nền Văn hóa Vinca, xuất hiện khoảng 8.000 năm về trước.
Trong Phật giáo, chữ Vạn là một biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, giàu có (phú) và vĩnh cửu. Nó có liên quan trực tiếp đến Đức Phật và có thể được tìm thấy trên các bức tượng, được tạc vào lòng bàn chân và trái tim của Phật. Người ta nói rằng nó chứa trí huệ của Đức Phật.
Trên các bức tường của hầm mộ Công giáo ở Rome, biểu tượng này xuất hiện bên cạnh những lời “zotiko zotiko”, có nghĩa là “cuộc sống của cuộc sống”. Nó cũng có thể được tìm thấy trên các lỗ cửa sổ của nhà thờ Lalibela đá bí ẩn của Ethiopia và trong các nhà thờ khác trên khắp thế giới.
Trong thần thoại Bắc Âu, Thần Odin xuất hiện xuyên qua không gian có hình dạng đĩa hay swastika đang quay xuyên qua mọi thế giới. Tại Bắc Mỹ, biểu tượng này đã được sử dụng bởi các Navajos.
Trong Hy Lạp cổ đại, Pythagoras sử dụng hình chữ vạn dưới tên “tetraktys” như một biểu tượng kết nối trời và đất, với cánh tay phải chỉ lên trời và cánh tay trái chỉ vào Trái đất. Nó cũng được sử dụng bởi người Phoenicia như một biểu tượng của Mặt trời. Đây được coi là một biểu tượng linh thiêng được sử dụng bởi các nữ tu.
Làm thế nào và tại sao rất nhiều quốc gia và các nền văn hóa khác nhau, qua nhiều thời đại, lại sử dụng một biểu tượng giống nhau và dường như có cùng một ý nghĩa? Đáng mỉa mai rằng, một biểu tượng của cuộc sống và sự vĩnh hằng, vốn có giá trị thiêng liêng qua hàng ngàn năm lại trở thành một biểu tượng của sự hận thù.