Những tấm bản đồ cổ đại thần bí

  •   4,47
  • 11.371

Đầu thế kỷ XVIII, một loạt bản đồ cổ đại của Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ - Ruis cất giữ tại cung điện Tokabi được phát hiện. Trong số đó, bản đồ về địa hình khu vực Địa Trung Hải và Biển Chết được vẽ rất chính xác. Toàn bộ số bản đồ này đã được giao cho chuyên gia vẽ bản đồ người Mỹ - Melerui kiểm tra và nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, Melerui đã phát hiện ra một sự thật bất ngờ và quan trọng. Tất cả các vị trí địa lý trên thế giới hiện nay đều đã được đưa lên bản đồ này, chỉ có điều vị trí hơi lệch nhau một chút mà thôi. Melerui nhờ Watts - một chuyên gia vẽ bản đồ mực nước biển của hải quân Mỹ cùng giúp đỡ nghiên cứu. Melerui cùng Watts đo tọa độ, biến tấm bản đồ thành một dụng cụ địa cầu hiện đại hóa. Hai ông cùng phát hiện thấy những tấm bản đồ này vẽ các vị trí địa lý trên thế giới cực kỳ chính xác chứ không riêng gì vị trí của Địa Trung Hải và Biển Chết.

Tuyến bờ biển dọc Nam Mỹ và Bắc mỹ, thậm chí cả hình dáng của Cực Nam cũng đều được vẽ một cách tỷ mỷ trong bản đồ Ruis. Ở đó không chỉ phục chế hình dáng của đại lục, vẽ tỷ mỷ sự phân bố địa hình trong đất liền mà còn chứa đựng những điểm cực kỳ chính xác, biểu thị đầy đủ núi, dãy núi, đảo, sông, suối và cao nguyên.

Điều khiến người ta kinh ngạc là dãy núi ở cực Nam đến năm 1852 mới phát hiện ra, nhưng nó đã được vẽ đầy đủ trên bản đồ Ruis. Đó là những dãy núi đã bị băng tuyết bao phủ hàng trăm năm, ngày nay chúng ta phải nhờ vào sự trợ giúp của máy thu hồi âm thanh mới trắc họa được bản đồ.

Năm 1957 là năm vật lý toàn cầu, toàn bộ số bản đồ cổ đại này được chuyển giao cho Linnihan - Cha cố Đạo Gia tô. Ông là chuyên gia vẽ bản đồ của hải quân Mỹ, đồng thời là đài trưởng Đài thiên văn Weistơn. Sau khi nghiên cứu tỷ mỷ, Cha cố Linnihan cũng phải thừa nhận rằng, những tấm bản đồ này được vẽ một cách chính xác lạ thường, kể cả khu vực mà cho đến nay vẫn còn khó thăm dò khảo sát nhất.

Những tấm bản đồ của vị Tư lệnh Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ không phải là tư liệu nguyên thủy nhất và sớm nhất mà chỉ là tư liệu phục chế. Theo các nghiên cứu mới nhất của Giáo sư Hatous so sánh với những tấm ảnh chụp mới nhất về Trái đất, do vệ tinh nhân tạo cung cấp thì có thể nhận thấy, tư liệu nguyên thủy trong bản đồ Ruis nhất định đã được đứng ở một vị trí rất cao chụp xuống. Điều này thật khó giải thích.

Chẳng lẽ các nhà địa chất lại biến những tấm bản đồ trở thành câu chuyện thần thoại chỉ để nghe mà biết? Hay vì những tấm bản đồ này không hợp với những tấm bản đồ được chúng ta tưởng tượng nên chúng ta coi nhẹ những kỳ tích đó? Hay những tấm bản đồ đó được chụp trắc họa từ một máy bay bay ở tọa độ cao hoặc ngồi trong tàu vũ trụ chụp xuống?

H.T sưu tầm
  • 4,47
  • 11.371