Những thói quen hàng ngày khiến tuổi thọ của bạn rút ngắn nghiêm trọng

  •   45
  • 6.843

Tưởng như vô hại, nhưng đây là những hành động nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Và chúng khiến bạn "nhanh chết" hơn.

Trong cuộc sống, có hàng tá những thói quen mà chúng ta lặp đi lặp lại mỗi ngày. Nhưng trong đó có một số thói quen rất xấu, có thể đẩy cơ thể vào tình trạng nguy hiểm.

Đáng sợ hơn, những thói quen ấy vốn dĩ rất bình thường, đến độ chẳng ai để tâm đến chúng cả.

1. Vỡ răng vì nghiến

Tác động của việc nghiến răng sẽ xảy ra từ từ.
Tác động của việc nghiến răng sẽ xảy ra từ từ.

Nhiều người có thói quen nghiến răng. Nhưng trên trang Askthedentist.com, bác sĩ Mar Burhenne đã chỉ ra rằng thói quen ấy có thể khiến bạn hối hận.

Cụ thể, Burhenne cho biết việc nghiến răng quá mạnh có thể gây "tai nạn", khiến răng vỡ. Điều này thậm chí xảy ra cả với những chiếc răng sứ.

Theo ông, tác động của việc nghiến răng sẽ xảy ra từ từ. Răng chịu rung động sẽ vỡ dần từ dưới chân răng, dần dần tách xa khỏi lợi. Khi ấy, nhẹ thì bạn sẽ bị thụt lợi, còn nặng thì dẫn đến sưng hạch bạch huyết, gây đau đớn khôn xiết.

2. Chết vì nặn mụn

Mụn trứng cá là một nỗi ám ảnh với tất cả mọi người. Thế nên mỗi khi không may mọc ra một cục mụn, mọi người đều có xu hướng tìm cách nặn nó ra một cách nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, bác sĩ Joshua Zeichner, giám đốc thẩm mỹ và nghiên cứu lâm sàng về da liễu cho biết việc tự nặn mụn là một quyết định sai lầm. Lý do là vì bàn tay của bạn bẩn hơn bạn tưởng.

Nếu muốn nặn mụn, hãy đảm bảo sát trùng tay và dụng cụ thật sạch sẽ.
Nếu muốn nặn mụn, hãy đảm bảo sát trùng tay và dụng cụ thật sạch sẽ.

"Nếu bạn nặn chúng, da của bạn có thể bị tổn thương, dẫn đến việc nhiễm trùng" - Bác sĩ Joshua Zeichner cho biết.

Các vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập sẽ khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn, đồng thời khiến cơ thể bạn gặp nguy hiểm.

Có trường hợp vi khuẩn sẽ lan rộng, dẫn đến nhiễm trùng mô sâu hơn trong da - còn gọi là bệnh Viêm tế bào. Lúc đó, chỉ có nước đi bác sĩ và tốn một rổ tiền mà thôi.

Vậy nên nếu muốn nặn mụn, hãy đảm bảo sát trùng tay và dụng cụ thật sạch sẽ. Ngoài ra, tốt nhất hãy lựa chọn một cơ sở da liễu uy tín để xử lý đám mụn cứng đầu trên mặt thì hơn.

3. Cắn móng tay và cả ngón bị biến dạng

Cắn móng tay làm cho móng tay và lớp biểu bì có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn người bình thường.
Cắn móng tay làm cho móng tay và lớp biểu bì có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn người bình thường.

Cắn móng tay, một thói quen phổ biến bắt gặp ở rất nhiều người hiện nay. Theo Zeichner, hành động này vô tình làm cho móng tay và lớp biểu bì có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn người bình thường.

Hơn nữa, chứng bệnh viêm quanh móng (căn bệnh nhiễm trùng ở vùng da quanh móng) sẽ khiến móng tay của bạn biến dạng.

Ngón tay trở nên đỏ, nhạy cảm, sưng phồng và mủ phát triển xung quanh móng.

4. Thủng vách ngăn vì ngoáy mũi

Ngoáy mũi là một việc không nên làm vì rủi ro nó gây ra là quá lớn.
Ngoáy mũi là một việc không nên làm vì rủi ro nó gây ra là quá lớn.

Tưởng chừng như ngoáy mũi là một việc hoàn toàn vô hại, nhưng bác sĩ tai mũi họng tại ĐH New York – Erich P. Voight khuyến cáo rằng đây không phải là một việc nên làm, vì rủi ro nó gây ra là quá lớn.

Không những có thể gây chảy máu cam, việc ngoáy mũi còn làm thủng vách ngăn ở mũi, gây ra chứng khó thở, và đòi hỏi bạn thường xuyên phải đi khám. Thậm chí, có trường hợp còn bị nhiễm trùng, dẫn đến chứng "hang huyết khối xoang" (hiện tượng tụ máu chặn tĩnh mạch phía dưới não, có thể gây mù mắt).

5. Không vệ sinh màn hình điện thoại - nguy cơ nhiễm trùng cực cao

Điện thoại di động của chúng ta có thể bẩn hơn cả bồn cầu.
Điện thoại di động của chúng ta có thể bẩn hơn cả bồn cầu.

Zeichner cho biết, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra điện thoại di động của chúng ta có thể bẩn hơn cả bồn cầu. Vì vậy, bạn hoàn toàn có lý do để vệ sinh màn hình dế yêu của mình một các thường xuyên.

Ông chia sẻ: "Không vệ sinh điện thoại di động thường xuyên, đồng nghĩa các chất bẩn, dầu và vi khuẩn sẽ chạm vào da của bạn. Điều này dễ dẫn đến viêm nhiễm ở những người có làn da nhạy cảm, và thúc đẩy sự phát triển của mụn trứng cá một cách dễ dàng".

Đó là chưa tính đến việc những tổn thương trên da có thể tệ hại hơn khi tiếp xúc với một bề mặt đầy vi khuẩn như vậy.

6. Ngủ không đủ


Nếu ngủ không đủ giấc, sự trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ chậm lại và sẽ khiến cho bạn tăng cân.

Thiếu ngủ có thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe và một số bệnh tật. Nếu không ngủ đủ giấc mỗi đêm (người lớn cần đảm bảo 8h mỗi đêm) sự trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ chậm lại và sẽ khiến cho bạn tăng cân. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm và gây cản trở khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

7. Không tập thể dục

Lười tập thể dục
Thời gian tập thể dục tùy thuộc vào điều kiện và thể chất của bạn.

Tham gia rèn luyện thể lực thường xuyên, điều độ có thể trì hoãn được sự suy giảm các chức năng trong cơ thể, làm giảm nguy cơ khởi phát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Những người thường xuyên tập thể dục có tuổi thọ trung bình cao hơn so với những người không tập thể dục.

Thời gian tập thể dục tùy thuộc vào điều kiện và thể chất của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ cần dành khoảng thời gian 2,5 giờ mỗi tuần cho việc tập thể dục, là sức khỏe của bạn đã có tác động tốt. Đi bộ nhanh, đạp xe đạp, bơi lội và chạy bộ là cách dễ dàng để có được bài tập, bạn cần. Hãy nhận biết, mặc dù rằng nếu bạn có thể thoải mái thực hiện một cuộc trò chuyện trong khi tập thể dục (đi bộ hoặc chạy bộ với một người bạn có lẽ), bạn không tập thể dục chăm chỉ!

8. Ăn nhiều thịt đỏ

Ăn nhiều thịt đỏ
Thịt đỏ là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại ung thư.

Ăn nhiều thịt đỏ có thể dẫn tới ung thư, bệnh về tuyến tiền liệt, viêm khớp do phong thấp… bạn nên nhớ rằng ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ rút ngắn tuổi đời đến 20%.

9. Ngồi lâu

Ngồi lâu
Ngồi quá 3 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn mất đi 2 năm tuổi thọ.

Theo tạp chí Y học Anh Quốc, nếu ngồi quá 3 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn mất đi 2 năm tuổi thọ, cho dù có thường xuyên vận động cũng không có cách nào giảm đi nguy cơ sức khoẻ do ngồi lâu gây ra. Một nghiên cứu khác được đăng tải trên tạp chí Y học Mỹ cho biết, người ngồi lâu vượt quá 11 tiếng mỗi ngày so với người ngồi 4 tiếng mỗi ngày thì tỉ lệ tử vong trong 3 năm tiếp theo sẽ tăng 40%. Chuyên gia khuyên rằng nên ngồi ít và đứng nhiều hơn, khi ngồi thì hãy vươn vai thường xuyên.

10. Sống độc thân

Sống độc thân
Tuổi thọ của phụ nữ độc thân thường ít hơn phụ nữ có gia đình từ 7 đến 15 năm.

Theo nghiên cứu mới nhất của khoa Y trường đại học Harvard, Mỹ, tuổi thọ của phụ nữ độc thân thường ít hơn phụ nữ có gia đình từ 7 đến 15 năm, nguy cơ tử vong tăng 23%. Tuổi thọ của nam giới độc thân ít hơn nam giới có gia đình 8 đến 17 năm, nguy cơ tử vong hơn 32%, 30 đến 39 tuổi là giai đoạn có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân khiến số người độc thân ngày càng tăng lên như công việc bận rộn, yêu cầu chọn bạn đời cao, không có nhà hay xe hơi… vì vậy chuyên gia khuyên những người độc thân hãy đối mặt với cuộc sống bằng tư tưởng lạc quan, biết thoả mãn với những gì mình có, không nên so sánh mù quáng, nên chủ động tạo cơ hội tiếp xúc với người khác.

Cập nhật: 08/11/2018 Theo Trí Thức Trẻ/thamvantamly
  • 45
  • 6.843