'Nóc nhà thế giới' từng nằm giữa biển

  •   3,73
  • 2.510

Cách đây khoảng 50 triệu năm, Everest cùng hàng trăm đỉnh núi khác trên dãy Himalaya từng là những hòn đảo.

Sau đó, sự va chạm giữa lục địa Âu - Á và mảng thạch quyển Ấn Độ đã biến chúng thành núi.

Để chứng minh luận điểm trên, Shuhab Khan, chuyên gia địa chất của Đại học Houston (Mỹ), cùng các cộng sự phân tích các mẫu đất đá tại một khu vực ở phía tây bắc dãy Himalaya. Nhóm nghiên cứu nung chảy chúng rồi tìm hiểu các thông số về từ tính. Kết quả cho thấy những mẫu đá ở Himalaya có lượng từ tính giống hệt lượng từ tính ở bán cầu bắc của Trái đất. Các chuyên gia cho rằng khu vực mà họ thu lượm mẫu đất đá từng nằm ở gần xích đạo và nằm giữa đại dương cổ Tethys. 

Dãy Himalaya nhìn từ vệ tinh bên ngoài Trái đất. Ảnh: wikipedia.com.


Nhóm nghiên cứu tìm thấy nhiều viên ngọc berin (có màu xanh biển) ở phía nam dãy Himalaya. Ngọc berin là một loại khoáng chất của beryllium - một nguyên tố kim loại chỉ có trong nước biển. Điều này cho thấy các đỉnh núi trên dãy Himalaya từng là đảo.

Himalaya là một dãy núi ở châu Á nằm giữa tiểu lục địa Ấn Độ và cao nguyên Tây Tạng. Dãy núi này sở hữu 14 đỉnh núi cao nhất thế giới (đều đạt độ cao trên 8.000 m), trong đó có Everest. Ngoài ra, nó còn có hơn 100 đỉnh núi có độ cao trên 7.200 m).

Với chiều dài hơn 2.800 km, dãy Himalaya trải khắp 5 nước: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới: sông Ấn, sông Hằng và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya.

Theo VnExpress (ABC News)
  • 3,73
  • 2.510