Mức vi nhựa kỷ lục được tìm thấy bị mắc kẹt trong lớp băng biển nổi ở Bắc Cực.
Các lõi băng tập trung khắp Biển Bắc Cực cho thấy nồng độ vi nhựa cao gấp hai đến ba lần so với nồng độ được ghi nhận trước đó.
Các nhà khoa học Đức cho hay, khi băng biển tan do biến đổi khí hậu, nhựa sẽ được giải phóng trở lại nước, gây ra những tác động không rõ đến động vật hoang dã.
Đã tìm thấy dấu vết của 17 loại nhựa khác nhau trong lớp nước biển đóng băng.
“Dấu vân tay nhựa” của chúng cho thấy chúng được các dòng hải lưu đưa tới từ bãi rác thải khổng lồ ở Đại Tây Dương hoặc xuất hiện ở khu vực địa phương do ô nhiễm từ việc vận chuyển đường thủy và đánh bắt cá.
Ilka Peeken đến từ Viện Alfred Wegener, Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực và Hải dương Helmholtz ở Bremerhaven, Đức, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết, hơn một nửa các hạt vi nhựa trong băng nhỏ đến nỗi chúng có thể dễ dàng bị các động vật biển ăn phải. Bà cho hay: “Không ai có thể nói chắc chắn những hạt vi nhựa này sẽ gây hại như thế nào cho đời sống hải dương, hay sau cùng là ảnh hưởng tới con người”.
Các lõi băng được thu thập từ năm vùng trên khắp Đại Dương Bắc Cực vào mùa xuân năm 2014 và mùa hè năm 2015. Chúng được mang trở về phòng thí nghiệm, để phân tích “dấu vân tay” nhựa độc nhất của mình.
Nhà đồng nghiên cứu Gunnar Gerdts, cũng đến từ Viện Alfred Wegener cho hay: “Nhờ sử dụng phương pháp này, chúng tôi cũng đã phát hiện ra các hạt nhựa chỉ có đường kính 11 micrômét. Xấp xỉ 1/6 lần đường kính một sợi tóc của người, và cũng lí giải tại sao chúng tôi lại tìm thấy nồng độ hơn 12.000 hạt nhựa trên mỗi lít băng biển – cao gấp hai đến ba lần kết quả trong lần đo trước”.
Các lõi băng được thu thập trong các cuộc thám hiểm của con tàu Đức Polarstern - (Ảnh từ Viện nghiên cứu Alfred Wegener/ M.Fernandez).
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng 17 loại nhựa khác nhau trong lớp băng biển, bao gồm các nguyên liệu gói đồ như polyethylene và polypropylene, ngoài ra còn có sơn, ni-lông, polyester, và cellulose acetate (được sử dụng để làm đầu lọc xì gà).
Họ cho biết số nhựa này có nguồn gốc từ bãi rác thải khổng lồ ở Đại Tây Dương hoặc sơn tàu và các lưới đánh cá.
Theo tiến sĩ Peeken: “Những phát hiện này cho thấy rằng cả hoạt động đánh bắt cá và vận chuyển đường thủy mở rộng ở Bắc Cực đang để lại hậu quả. Nồng độ vi nhựa cao ở băng biển không thể chỉ bị quy cho các nguồn bên ngoài Đại Dương Bắc Cực. Thay vào đó, chúng cũng chỉ tới sự ô nhiễm địa phương ở Bắc Cực”.
Nghiên cứu xác nhận rằng băng biển giữ lại số lượng lớn vi nhựa và vận chuyển chúng đi khắp Đại dương Bắc Cực. Các hạt nhựa sẽ được giải phóng trở lại đại dương khi băng biển tan.
Tiến sĩ Pennie Lindeque, nhà khoa học đứng đầu về nhựa tại Phòng Thí nghiệm Hải dương Plymouth, người không tham gia đội nghiên cứu, cho hay: “Vì biến đổi khí hậu sẽ đẩy nhanh sự tan chảy của băng biển, sẽ có nhiều vi nhựa hơn được giải phóng khỏi băng biển và tiến vào môi trường biển”.
Các lõi băng được phân tích để tìm dấu vết nhựa - (Ảnh từ Viện nghiên cứu Alfred Wegener/ T.Vankann).
Tiến sĩ Jeremy Wilkinson, một nhà vật lý học băng biển thuộc tổ chức Khảo sát Nam Cực của Anh, nói rằng bài viết được đăng trên Nature Communications là một “nghiên cứu chuẩn mực”. Anh cho biết: “Các hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong tất cả các lõi băng mẫu. Nó cho thấy rằng vi nhựa có nhan nhản trong lớp nước bề mặt của các đại dương trên thế giới. Không có nơi nào là miễn nhiễm”.
Và Tiến sĩ Jason Holt của Trung tâm Hải dương học Quốc gia cho hay chúng ta có thể đoán trước rác thải nhựa từ vài nước châu Âu cuối cùng sẽ đến Bắc Cực, dựa theo mô hình lưu thông đại dương. “Do đó việc hiểu được sự vận chuyển và số phận rác thải nhựa ở Bắc Cực và tác động của nó tới môi trường biển ở đây, và ta có thể làm gì để giảm thiểu tác động này là rất quan trọng”.
Vi nhựa là những mẩu nhựa tí hon với chiều dài chưa đầy năm milimét. Chúng có thể bị các động vật ăn lọc ăn phải và bị truyền sang chuỗi thức ăn.
Một lượng vi nhựa đáng kể bị giải phóng trực tiếp ra đại dương do những mẩu nhựa lớn hơn dần dần tan vỡ. Nhưng vi nhựa cũng có thể đi vào biển từ các sản phẩm sức khỏe và mĩ phẩm, việc giặt vải dệt tổng hợp hoặc sự mài mòn của lốp xe.
Dự tính rằng có khoảng tám triệu tấn nhựa từ đất liền đổ vào đại dương mỗi năm, và một số đến được