Dù chứa tới 99% thành phần là nước, nhưng nước bọt là một chất rất đặc biệt, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì tình trạng sức khỏe tốt cũng như lưu giữ nhiều bí mật kinh ngạc về chủ nhân.
Theo Gordon Proctor, giáo sư chuyên ngành sinh vật học nước bọt thuộc Trường King's College (London, Anh), ngoài thành phần chính là nước, nước bọt còn chứa cùng các loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột của chúng ta cũng như các chất cực mạnh giúp chống lại vi trùng và thúc đẩy việc lành vết thương. Đây có thể là lí do tại sao mọi người thường cho ngón tay của mình vào miệng một cách bản năng nếu bị trầy xước hoặc đứt tay.
Hiện, nước bọt đang được sử dụng để phát hiện trọng bệnh. Đại học California (Los Angeles, Mỹ) mới đây tuyên bố đã phát triển một phương pháp kiểm tra có thể phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu trước cả khi bệnh có thể phát hiện được bằng một xét nghiệm máu. Dạng xét nghiệm mới tìm kiếm các mảnh ADN của khối u trong trong một giọt nước bọt và có thể cho kết quả chỉ trong không đầy 10 phút.
Nước bọt còn chứa cùng các loại vi khuẩn được tìm thấy trong ruột của chúng ta.
Nước bọt cũng đã được dùng để xem liệu ai đó có mắc bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như virus HPV (có liên quan đến ung thư cổ tử cung) hay không. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các cách sử dụng nước bọt để giám sát những chứng bệnh như tiểu đường, với chi phí thấp hơn và cách thực hiện dễ dàng hơn so với xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
Dưới đây là một số điều kinh ngạc nữa về nước bọt, mà đa phần chúng ta không hay biết:
Nước bọt của cả đàn ông và phụ nữ đều chứa các hormone, bao gồm testosterone, oestrogen and progesterone, cortisone và melatonin. Điều này là vì, các hormone nói trên đều hòa tan trong chất béo, nên dễ dàng đi xuyên qua các thành tế bào vào tuyến nước bọt. Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu chúng có chức năng sinh lý học gì trong nước bọt hay không.
Nước bọt còn chứa canxi, các hợp chất kháng khuẩn và các tế bào bong tróc từ thành miệng. Đó là lí do tại sao xét nghiệm nước bọt có thể phân tích được ADN. "Nếu không có nước bọt, có sẽ dễn bị mắc các bệnh nhiễm trùng gây khó chịu, chẳng hạn như chứng tưa miệng, lớt loét miệng và bệnh nướu răng", giáo sư Proctor nói.
Nước bọt do các tuyến nước bọt sản sinh ra. Mỗi người có 3 cặp tuyến nước bọt: một cặp ở má (tuyến mang tai), một cặp ở hàm (tuyến hàm dưới) và một cặp dưới lưỡi (tuyến dưới lưỡi). Tất cả chúng đều chuyển nước bọt qua các ống vào miệng.
Nước bọt do các tuyến nước bọt sản sinh ra.
Mỗi cặp tuyến nước bọt này là sản sinh ra một công thức hơi khác nhau. Chẳng hạn như, theo giáo sư Proctor, tuyến mang tai cho ra đời nước bọt chứa đầy nước, giúp làm ẩm thức ăn khi chúng ta nhai. Nước bọt phía dưới lưỡi nhầy dính hơn nhiều và là "lớp bảo vệ" đặc biệt bao phỉ bên trong miệng khi chủ nhân không ăn.
Con người sản sinh ra ít nước bọt hơn vào ban đêm vì lúc này, chúng ta đang không ăn nên không có hành động nhai để kích thích việc tiết nước bọt. Đây cũng là lí do tại sao chúng ta có thể cảm thấy khát nước khi tỉnh dậy.
Khi chúng ta nhìn thấy hoặc ngửi thấy thức ăn, bộ não phát tín hiệu cho các tuyến nước bọt để sản sinh thêm nước bọt, đôi khi còn nhiều hơn khi chúng ta bắt đầu nhai. Điều này là vì các cơ quan cảm thụ cơ học (các tế bào cảm giác ghi nhận âm thanh hoặc sự đụng chạm) ở thành miệng và trong nướu răng nhận ra áp lực của hành động nhai và truyền các tín hiệu về bộ não.
Theo tiến sĩ nha khoa Anh Mervyn Druian, nước bọt cũng rất quan trọng trong việc giúp ngăn chặn tình trạng sâu răng và mất lớp men răng, nhờ chứa một chất giúp trung hòa tính axit. Ngoài ra, các hợp chất kháng khuẩn trong nước bọt có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mảng bám.
Quan trọng nhất là, các dòng chảy liên tục của nước bọt rửa trôi các vi khuẩn dư thừa, khiến chúng không thể bám trụ vững chắc. Nước bọt thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ làm cứng răng vì chứa thành phần canxi, có thể thẩm thấu được vào men răng.
Tính trung bình, một người bình thường sản sinh khoảng 1 - 2 lít nước bọt mỗi ngày, gần tương đường lượng nước tiểu mà họ thải ra. Thiếu nước bọt có thể một dấu hiệu báo động vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như, hội chứng Sjogren, một rối loạn tự miễn, gây tổn hại dần dần đến các tuyến nước bọt và cuối cùng có thể làm ngưng quá trình tiết nước bọt.
Thiếu nước bọt có thể một dấu hiệu báo động vấn đề sức khỏe.
Mặc dù chứng Sjogren không đe dọa tính mạng của người mắc, nhưng nó có thể gây nhiều bất tiện, khó chịu cho họ. Tỉ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ cao gấp 9 lần ở đàn ông và bệnh có xu hướng bùng phát ở tuổi trung niên.
Ngoài ra, những người vừa trải quá xạ trị hoặc hóa trị cũng có thể sản sinh ra lượng nước bọt ít hơn hoặc ngưng sản sinh nước bọt.
Một nghiên cứu đăng tải tháng 12/2015 trên tạp chí khoa học PLOS One phát hiện, lượng kháng thể A (IgA) trong nước bọt của người giảm xuống khi cái chết đang tới gần. Trong đó, kháng thể A (IgA) do các tế bào bạch cầu tiết ra để chống lại nhiễm trùng trong cơ thể.
Tiến sĩ Anna Phillips, chuyên gia tâm lý học sức khỏe thuộc Đại học Birmingham (Anh), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi vẫn cần phải xem có thể sử dụng nước bọt trong các cuộc kiểm tra sức khỏe như thế nào. Dù vẫn cần hiểu rõ hơn tỉ lệ kháng thể tiết ra tới mức nào nên được coi là đáng lo ngại, nhưng chúng tôi hiện có thể nói chắc chắn rằng, nó là một dấu hiệu sớm về nguy cơ tử vong".