Cạn năng lượng và dừng hoạt động từ hàng tháng trước đây, nhưng có vẻ điều mà tàu Phoenix tìm kiếm đã xuất hiện: trên thân xác còn lại của tàu là những giọt nước kết tụ, dấu hiệu của sự sống từng tồn tại.
Một vài bức ảnh chụp bởi Nasa cho thấy những giọt trông giống như nước đang bám lấy một trong những thanh chống hạ cánh robot của con tàu.
Nilton Renno, giáo sư thuộc ĐH Michigan, điều tra viên của dự án Phoenix đã phân tích các hình ảnh cùng với đồng nghiệp của mình.
|
Những bức ảnh được NASA cho lấy làm cơ sở cho việc khẳng định có những giọt nước đậu trên thân tàu Phoenix. |
Giáo sư Renno cho biết, những giọt đọng trên thân tàu Phoenix có màu tối và hợp nhất trong hàng loạt những bức ảnh, rất có thể chất lỏng này là nước.
Tuy nhiên, tàu Phoenix hạ cánh trên đồng bằng phía bắc địa cực của hành tinh. Nhiệt độ ở đây không bao giờ cao hơn – 26 độ C trong vòng 6 tháng tàu được vận hành, do đó chất lỏng đáng lẽ ra không xuất hiện.
Tuy vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, có thể muối đã làm giảm nhiệt độ đóng băng của các giọt nước trên hành tinh đỏ, ở mức - 84 đến - 67 độ C, tức là ở - 26 độ C, vẫn tồn tại những giọt nước ở thể lỏng.
Tàu Phoenix hạ cánh xuống sao Hỏa vào ngày 25/5/2008 và hoạt động cho đến ngày 2/11/2008. Nhiệm vụ của nó là tìm kiếm dấu tích của nước, sự sống của vi khuẩn trên sao Hỏa và nghiên cứu lịch sử của nước nơi đây.
Nhận xét về vai trò của tàu thăm dò sao Hỏa, Doug McCuistion, giám đốc chương trình khám phá sao Hỏa của Nasa nói:
“Tàu Phoenix là một bước quan trọng thúc đẩy hy vọng rằng chúng ta có thể chỉ ra sao Hỏa đã từng có sự sống và có thể duy trì sự sống".