Phát hiện 160 loài mới ở Đông Nam Á

  •  
  • 1.121

Cây nắp ấm, cung cấp dịch vụ vệ sinh công cộng cho các động vật, là một trong nhiều loài động thực vật mới được phát hiện ở Đông Nam Á.

Các nhà khoa học Hà Lan và Malaysia đã tới đảo Borneo - thuộc sở hữu của Malaysia, Indonesia, Brunei và là đảo lớn thứ ba trên hành tinh. Mục đích chính của họ là đánh giá mức độ đa dạng sinh học của Kinabalu, núi cao nhất trên đảo Borneo, Livescience đưa tin.

Đoàn chuyên gia thu thập được 3.500 mẫu DNA của hơn 1.400 loài, bao gồm khoảng 160 loài mà giới khoa học chưa từng biết như nấm, nhện, bọ, ốc sên, dương xỉ, mối

"Đó là một chuyến khảo sát thành công. Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều mẫu vật. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ nghiên cứu DNA của các mẫu", Menno Schilthuizen, một chuyên gia của Trung tâm Đa dạng sinh học tại Hà Lan, phát biểu.

Khi bước trong rừng rậm vào buổi tối, nhóm chuyên gia phát hiện hai loài nấm phát quang. Một trong hai loài có thể loài mới đối với giới sinh học.

"Nấm phát quang là loài hiếm. Vào ban ngày con người không thể nhận ra chúng có khả năng phát quang", Luis Morgado, một thành viên trong đoàn, bình luận.

Khi chuột chù núi ăn mật hoa trên phần trên của lá hình nắp ấm, nó có thể thải phân xuống bên dưới.
Khi chuột chù núi ăn mật hoa trên phần trên của lá hình nắp
ấm, nó có thể thải phân xuống bên dưới. (Ảnh: Livescience)

Những con ruồi với cặp mặt trên hai cần dài là một trong những loài khiến đoàn thám hiểm cảm thấy thích thú. Cần mắt của nhiều con thậm chí dài hơn cả cơ thể chúng.

"Cần của ruồi đực càng dài thì chúng càng hấp dẫn trong mắt con cái", Hans Feijen, một thành viên trong đoàn, cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một loài cây nắp ấm mới. Nepenthes lowii, tên của loài cây này, chỉ tồn tại trên đảo Borneo. Chúng lấy nitơ từ phân của chuột và những loài động vật nhỏ khác.

"Để lấy phân của động vật, cây tiết ra mật trong những lá hình nắp ấm. Khi động vật chui trèo lên cây để liếm mật, chúng sẽ thải phân xuống phần. Cây sẽ lấy nitơ từ phân của chúng. Đó là một chiến thuật kỳ lạ để lấy dưỡng chất", Rachel Schwallier, một thành viên trong nhóm, mô tả.

Theo VNE, Livescience
  • 1.121