Các nhà khoa học phát hiện 2 hồ chứa nước cổ từng chảy sâu bên dưới bề mặt sao Hỏa.
"Rất nhiều người cố gắng tìm hiểu về lịch sử nước của sao Hỏa. Giống như nước đến từ đâu? Nó ở trong lớp vỏ của sao Hỏa bao lâu? Nước có thể cho chúng ta biết điều gì về quá trinh hình thành và phát triển của sao Hỏa?", nhà khoa học Jessica Barnes tới từ Đại học Arizona cho biết.
Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng tồn tại 2 hồ nước cổ trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA).
Barnes và các cộng sự đã kiểm tra các đồng vị hydro có trong các tảng đá thu thập được trên Hành tinh Đỏ và nhận thấy rằng 2 loại đá núi lửa sao Hỏa khác nhau chứa nước với các đồng vị hydro khác nhau.
Phân tích được công bố trên tạp chí Nature Geoscience này cho thấy sao Hỏa có khả năng nhận được nước từ ít nhất 2 nguồn khác nhau trong lịch sử.
Sự thay đổi mà các nghiên cứu tìm thấy dường như chỉ ra rằng sao Hỏa, không giống như Trái Đất hay Mặt Trăng, không có một đại dương magma bao trùm hoàn toàn hành tinh.
Hồi tháng 6/2019, Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) tiết lộ họ vừa tìm thấy hai mẫu đá, được gọi là "Aberlady" và "Kilmarie" chứa lượng khoáng sét cao nhất từng được tìm thấy.
Do đất sét thường hình thành trong nước, các nhà khoa học có NASA tin rằng đây có thể là dấu hiệu của một hồ nước cổ trên Hành tinh Đỏ.