Trong một cuộc khám phá dài 2 tháng ở Ấn Độ Đương, các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm con cá mập kỳ lạ, trong đó, một số loài lần đầu tiên được biết đến.
>>> Loài cá mập kỳ dị nhất thế giới
Nhà nghiên cứu cá mập Paul Clerkin, thuộc Phòng thí nghiệm đại dương Moss Landing ở bang California (Mỹ), đã phát hiện ít nhất 8 loài cá mập mới, trong chuyến thám hiểm cùng một tàu đánh cá thương mại tại khu vực biển Ấn Độ Dương vào tháng 4 vừa qua.
Một trong những loài cá mập "ma" có mặt hình mặt trăng và răng thỏ.
Paul Clerkin cùng đội tàu của mình dùng lưới đánh bắt cá mập dưới dưới độ sâu khoảng 2.000m so với mước biển tại vùng biển ngoài khơi phía nam hòn đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương. Paul Clerkin hy vọng bắt được nhiều cá mập dưới biển sâu và ông đã không thất vọng.
"Tôi nói với mọi người rằng tôi đã bắt được 1 tấn cá mập, nhưng họ đều nghĩ rằng tôi nói đùa” Paul Clerkin cho biết trên Live Science. “Thực tế, tôi đã đánh bắt được 350 con cá mập với trọng lượng khoảng 1 tấn”.
Nhiều loài cá mập biển sâu đánh bắt được có hình dạng kỳ lạ, như mũi nhọn như dao, mắt tròn hay xương sống cong có hình răng cưa, thậm chí cả một số loài cực hiếm chưa từng được các nhà khoa học biết đến từ trước tới nay.
“Chúng không giống như loài cá mập trắng lớn mà bạn thường thấy trên tạp chí Paul Clerkin. Tôi nghĩ rằng chúng trông thú vị hơn nhiều với hình dạng kỳ lạ như mũi nhọn như dao, mắt tròn như mặt trăng hay một loài cá mập có xương sống hình răng cưa rất đặc biệt”, Clerkin cho biết.
Nhà nghiên cứu Paul Clerkin tiến hành đo khoảng 80 đến 90 chỉ số khác nhau đối với mỗi con cá mập bắt được. Ngoài ra, ông cũng tiến hành lấy mẫu gene để so sánh nhằm xác định loài cá mập mới. Nếu một loài mới được phát hiện ông tiến hành đặt tên cho chúng.