Phát hiện cây siêu hấp thụ niken ở Philippines

  •  
  • 1.021

Các nhà khoa học trường Đại học của Philippin, Los Banos đã phát hiện thấy một loài cây mới với một lối sống khác lạ bất thường – loài thực vật này ăn niken để sống – tích lũy lên tới 18.000 ppm nguyên tố niken trong lá cây mà bản thân cây không bị ngộ độc, giáo sư Edwino Fernando, tác giả chính của báo cáo về loài thực vật này cho biết. Khối lượng niken như vậy là lớn gấp hàng trăm tới hàng ngàn lần so với trong hầu hết các thực vật khác. Nghiên cứu này đã được trình bày trên truy cập mở tạp chí PhytoKeys.

Loài thực vật mới này được đặt tên là Rinorea niccolifera, phản ánh khả năng hấp thụ niken với khối lượng rất lớn của nó. Thực vật siêu hấp thụ niken (Nickel hyperaccumulation) là một hiện tượng hiếm có chỉ có ở khoảng 0,5 – 1% các loài thực vật có nguồn gốc từ các vùng đất giàu niken đang được ghi chép để trưng bày khả năng này. Trên khắp thế giới chỉ có khoảng 450 loài được biết là có đặc điểm kỳ lạ này, vẫn là một tỉ lệ rất nhỏ trong số khoảng 300.000 loài thực vật có mạch.

Phát hiện cây siêu hấp thụ niken ở Philippines
Cây Rinorea niccolifera

Loài thực vật mới này, theo tiến sĩ Marilyn Quimado, một trong số các nhà khoa học dẫn đầu nhóm nghiên cứu, đã được phát hiện tại một bộ phận phía Tây đảo Luzon tại Philippin, đất tại khu vực này đã được biết là rất giàu các kim loại nặng.

“Các thực vật siêu hấp thụ có các khả năng tuyệt vời để phát triển các công nghệ xanh”, ví dụ như "phytoremediation" (sử dụng thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ như thuốc bảo vệ thực vật, các hợp chất cao phân tử…và vô cơ ra khỏi môi trường bị ô nhiễm) và "phytomining" (kỹ thuật sử dụng cây cối để chiết xuất các kim loại quý từ đất), tiến sĩ Augustine Doronila thuộc Trường Hóa học, Đại học Melbourne, người cũng là đồng tác giả của báo cáo này cho biết thêm.

Phytoremediation đại diện cho việc sử dụng các thực vật siêu hấp thụ để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi đất ô nhiễm. Phytomining, mặt khác, là việc sử dụng các thực vật siêu hấp thụ để trồng cấy và thu hái nhằm thu hồi các kim loại có giá trị thương mại trong các chồi cây tại các vị trí giàu kim loại.

Các nghiên cứu thực nghiệm và trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học nói trên là một phần của dự án nghiên cứu được tài trợ bởi Sở Khoa học và Công nghệ - Cộng đồng Công nghiệp, năng lượng, nghiên cứu và phát triển công nghệ đang phát triển của Philippines (DOST-PCIEERD).

Phạm Thị Bích Thu (sciencedaily)
  • 1.021