Một hệ thống cống rãnh cùng một số bộ xương vừa được các nhà khảo cổ tìm thấy tại thành phố Herculaneum, Ấn độ, giúp giải đáp về chế độ ăn uống và phương thức sinh hoạt của người La Mã sống cách đây 2000 năm.
Hệ thống cống cổ này dài 86m. Bên dưới rãnh cống có nhiều đồ gốm trong đó có cây đèn (dụng cụ thắp sáng của người La Mã) cùng 60 đồng xu, một vòng cổ và một chiếc nhẫn đá quý dùng làm đồ trang sức. Ngoài ra còn có 750 bao tải được làm từ chất liệu rất bền.
Toàn bộ hệ thống cống của người La Mã
Phân tích hộp sọ tìm thấy dưới hệ thống cống, các nhà khoa học nhận đinh, lượng bạch cầu khá cao tồn tại trong người La Mã thời kỳ này. Hiện tượng nhiễm khuẩn có thể xảy ra thường xuyên đe dọa cuộc sống của họ. Các chuyên gia cũng khẳng định, người La mã sống chủ yếu dựa vào rau xanh.
Các nhà khảo cổ kết hợp các nhà địa chất đã phân tích hệ thống cống rãnh này và giải thích về sự ra đời của nó.
Được biết, khu vực Pompei cũng như thành phố Herculaneum từng bị Macma núi lửa phun trào vào năm 79 sau Công nguyên. Những đợt phun trào núi lửa Vesuvius đã chôn vùi người dân khu vực này.
Hộp sọ và một số vật dụng khác của người La Mã
Những khám phá thú vị về đời sống người La Mã cổ vẫn đang được các nhà khảo cổ tiếp tục tìm hiểu.