Phát hiện hệ sinh thái như "thiên đường bất tử" trên Cao nguyên Tây Tạng

  •  
  • 1.483

Các nhà khảo cổ học vừa tuyên bố vừa phát hiện ra những hóa thạch đặc biệt cho thấy Cao nguyên Tây Tạng từng tồn tại một hệ sinh thái giống như "thiên đường bất tử" ẩm ướt, ấm áp và đa dạng sinh học.

Hệ sinh thái cổ đại được tiết lộ thông qua một loạt các hóa thạch thực vật được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học ở lưu vực Bangor ở miền trung Tây Tạng.

Hình ảnh các hóa thạch thực vật được phát hiện.
Hình ảnh các hóa thạch thực vật được phát hiện.

Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc là một nhóm các nhà khoa học từ Vườn Thực vật nhiệt đới Xishuangbanna và Viện cổ sinh vật có xương sống, đã công bố phát hiện của mình trên tạp chí PNAS.

Tác giả nghiên cứu chính Tao Su, một nhà sinh thái học cho biết: "Những hóa thạch này đặc trưng cho một khu rừng như "thiên đường" Shangri-La ấm áp và ẩm ướt theo mùa từng chiếm một thung lũng sâu trong trung tâm Tây Tạng dọc theo Banggong-Nujiang Suture".

Các nhà nghiên cứu đã khai quật được tàn tích của ít nhất 70 loài thực vật khác nhau, bao gồm cả họ hàng của một số dòng thực vật châu Á hiện đại. Một số hóa thạch thực vật đầu tiên được tìm thấy trên cao nguyên, trong khi một số hóa thạch khác đưa ra những ví dụ sớm nhất về đơn vị phân loại của chúng trên lục địa.

Tổ hợp hóa thạch phong phú cung cấp một bức tranh tổng thể về hệ sinh thái cận nhiệt đới ẩm vào giữa kỷ Eocen, khoảng 47 triệu năm trước.

"Những hóa thạch này không chỉ ghi lại thành phần đa dạng của quần thể sinh vật Tây Tạng cổ đại mà còn cho phép chúng tôi giới hạn độ cao bề mặt đất giữa kỷ Eocen giữa ở miền trung Tây Tạng xuống 1500 mét - cộng hoặc trừ 900 mét", giáo sư Zhe-Kun Zhou cho biết.

Các đặc điểm hình thái trong nhiều hóa thạch lá cây được phục hồi tại địa điểm cho phép các nhà nghiên cứu xác định được khí hậu và độ cao của khu vực trong thời kỳ giữa kỷ Eocen.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, hệ sinh thái Shangri-La phát triển mạnh ở độ cao khoảng 1500 mét. Khu rừng trải dài dọc theo một thung lũng đông tây, được nuôi dưỡng bởi những cơn mưa thường xuyên của khí hậu gió mùa.

"Trong tương lai, địa hình phức tạp của Tây Tạng trong quá khứ cần được xem xét khi nghiên cứu lịch sử cổ sinh và đa dạng sinh học trên cao nguyên", nhà sinh thái học Tao Su nhấn mạnh.

Cập nhật: 12/12/2020 Theo Dân Trí
  • 1.483