Phát hiện hóa thạch chân chim kỳ lạ 99 triệu năm trong cục hổ phách

  •  
  • 695

Một hóa thạch chân chim cổ xưa 99 triệu năm vừa được các nhà cổ sinh vật học phát hiện và liệt vào danh sách loài vật mới.

Theo Guardian, hóa thạch chân chim này có phần kỳ lạ vì ngón chân giữa dài hơn các ngón còn lại. Nó được tìm thấy trong một cục hổ phách từ Myanmar.

Các nhà nghiên cứu cho biết ngón chân thon dài giống với loài vượn cáo và thằn lằn. Một số gợi ý khác cho rằng đây là dấu hiệu về loài chim sớm nhất cùng thời với khủng long.

Hóa thạch chân chim được tìm thấy trong một cục hổ phách từ Myanmar.
Hóa thạch chân chim được tìm thấy trong một cục hổ phách từ Myanmar. (Ảnh: Science Alert).

Jingmai O’Connor, nhà nghiên cứu động vật có xương sống và đồng tác giả nghiên cứu trên của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nói: "Chúng tôi có chân của một con chim nhỏ 99 triệu năm tuổi, được bảo quản trong hổ phách. Hình dạng chân của loài này không giống bất kỳ loài nào được biết đến trước đây".

O’Connor và nhóm nghiên cứu của cô tuyên bố con chim này gần như có kích thước tương đương với chim sẻ và là giống loài mới có tên là Elektorornis chenguangi. Từ đầu tiên trong cụm này có nghĩa là hổ phách chim. Đây là loài chim đầu tiên được bọc trong từ hổ phách.

Bàn chân chim có 4 ngón chân. Ngón thứ ba dài hơn 20% so với chân dưới và 41% so với ngón chân thứ hai.

Đây là chân chim của giống loài mới có tên là Elektorornis chenguangi.
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu và phát hiện ra đây là chân chim của giống loài mới có tên là Elektorornis chenguangi. (Ảnh: Science Alert).

Các nhà khoa học đã so sánh loài chim này với loài duy nhất được biết đến có độ dài các ngón chân không tương xứng là khỉ aye-aye. Đây là một loài vượn cáo sử dụng ngón tay thon dài của nó để cạy ấu trùng và côn trùng ra khỏi thân cây.

Các nhà nghiên cứu tin rằng Elektorornis có thể đã sử dụng ngón chân của mình cho các mục đích tương tự.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho rằng con chim có thể đã dành phần lớn thời gian ở trên cây thay vì ở dưới nước hoặc trên mặt đất. Vì vậy, các ngón chân của chúng phát triển dài hơn để bám vào cành cây dễ dàng hơn, giống như thằn lằn leo cây.

Ngoài những ngón chân dài bất thường, con chim này còn có hàm răng biến dị và móng vuốt trên đôi cánh cùng bộ lông nguyên thủy. Nó sống trong khu rừng ngập mặn bên bờ biển cùng với thằn lằn, rắn và ếch.

Loài chim này có thể đã dành phần lớn thời gian ở trên cây thay vì ở dưới nước hoặc trên mặt đất.
Loài chim này có thể đã dành phần lớn thời gian ở trên cây thay vì ở dưới nước hoặc trên mặt đất. (Ảnh: Science Alert).

Chân chim được tìm thấy trong một khối hổ phách từ thung lũng Hukawng ở Myanmar vào năm 2014. Ban đầu, các thương nhân nghĩ nó là một con thằn lằn, nhưng đội của O’Connor đã nhanh chóng xác định đó là chân chim cổ xưa.

Cô O’Connor cho biết hóa thạch nói lên lối sống và hình dạng kỳ lạ của loài chim ra đời sớm này.

Năm 2018, nhóm các nhà khoa học khác đã tìm thấy hóa thạch của một con nhện nguyên sinh cổ đại được bọc trong hổ phách. Con nhện có đuôi dài gấp đôi cơ thể của nó và có thể vung từ bên này sang bên kia để phát hiện động vật săn mồi.

Daniel Field, nhà nghiên cứu về động vật có xương sống tại Đại học Cambridge, cho biết: "Kích thước kỳ lạ của bàn chân Elektorornis nói lên rằng lịch sử tiến hóa của loài chim không thể đoán trước được".

Ông mô tả hóa thạch được bảo quản cực kỳ tốt. "Nếu không có những hóa thạch như thế này, chúng ta sẽ không bao giờ có bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa bí ẩn, kỳ lạ của các loài chim", ông Daniel nói.

Cập nhật: 13/07/2019 Theo Zing
  • 695