Phát hiện hoá thạch rùa chết tập thể

  •  
  • 1.623

“Xương chồng lên xương, chúng tôi đã không thể tin vào mắt mình”, Oliver Wings, một nhà cổ sinh vật học và nhà nghiên cứu danh dự tại bảo tàng Naturkunde tại Berlin nói. Ông đang mô tả hoá thạch ngoạn mục của 1800 con rùa từ kỷ Jura tại tỉnh phía Tây Bắc Tân Cương của Trung Quốc. Wings và chuyên gia về rùa hoá thạch của đại học Tübingen, tiến sĩ Walter Joyce, đã cùng làm việc với các nhà cổ sinh vật học người Trung Quốc tại khu vực này năm 2008.

Các kết quả nghiên cứu của họ trong năm 2009 và 2011 đã được xuất bản trong tạp chí Đức Naturwissenschaften.

“Vị trí này có lẽ có gấp đôi số lượng cá thể rùa đã được biết đến từ kỷ Jura”, Walter Joyce nói. “Một số mai rùa bị chất đống lên trên một cái khác mai khác trong đá”. Đây là điều mà các nhà cổ sinh vật học gọi là một chiếc “giường xương” (bone bed) - trong trường hợp này chỉ bao gồm những mai rùa.

Hóa thạch rùa chết hàng loạt
Hóa thạch rùa chết tập thể

Wings, Joyce và đội nghiên cứu của họ đã thực hiện một số cuộc thám hiểm đến khu vực khô cằn từ năm 2007. Họ tìm kiếm các hóa thạch cá mập, cá sấu, các loài động vật có vú và một số mảnh xương khủng long.

Ngày nay Tân Cương là một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới. 160 triệu năm trước Tân Cương là một vùng đất xanh tươi với các dòng sông và hồ, tràn đầy sự sống. Tuy nhiên các nhà khoa học đã cho biết sau đó các điều kiện không phải lúc nào cũng lý tưởng, cùng với sự biến đổi khí hậu dẫn tới sự khô hạn theo mùa và tìm thấy những hoá thạch đáng chú ý này.

Những con rùa đã tụ tập tại một trong những hố nước còn lại trong suốt một thời kỳ rất khô hạn chờ mưa đến. Những con rùa ngày nay, như rùa tại Australia là ví dụ, cũng làm như vậy. Nhưng với những con rùa Tân Cương, mưa đã đến quá muộn. Rất nhiều rùa đã chết trước đó và cơ thể của chúng phân huỷ. Khi dòng nước tới, nó đến với một sự báo thù: một dòng sông bùn, cuốn trôi những con rùa và các trầm tích cùng với nó và dồn đống chúng vào một chỗ, giống như các nhà cổ sinh vật đã tìm thấy vị trí đó và các lớp đá của nó.

Số lượng lớn các con rùa, cho phép các nhà nghiên cứu thực hiện phân tích thống kê đầu tiên về các loài rùa Châu Á trong kỷ Jura. Cái chết cùng lúc của những con rùa này và sự bảo quản tạo ra khả năng so sánh sự biến đổi, phát triển và các sự khác biệt về đặc điểm giữa các loài.

Các nhà khoa học đang tìm kiếm nhà tài trợ để hỗ trợ cho các nghiên cứu lĩnh vực xa hơn và nghiên cứu trong việc tìm kiếm khủng long.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 1.623