Một hóa thạch tê giác 3,6 triệu năm tuổi được phát hiện ở Tây Tạng chứng tỏ một số loài như voi ma mút khổng lồ, con lười và mèo răng kiếm có thể đã phát triển ở vùng cao trước thời kỳ kỷ Băng Hà.
Các nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên của bang Los Angeles và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã tìm thấy hộp sọ hoàn chỉnh và hàm dưới của loài tê giác năm 2007 ở Tây Tạng, cho rằng nó có khả năng thích nghi với khí hậu lạnh trên toàn cầu trước khi kỷ Băng Hà xảy ra.
Tê giác sử dụng sừng để quét tuyết tìm thức ăn
Trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Khoa học, họ cho rằng tê giác phát triển trong vùng cao nguyên Tây Tạng có khí hậu lạnh và tuyết rơi trong khi phần còn lại của thế giới ấm hơn nhiều.
Động vật này phát triển những khả năng thích ứng đặc biệt, bao gồm cả chiếc sừng phẳng hữu ích cho việc quét tuyết đi tìm thực vật và sau đó có thể phát triển mạnh ở bắc Châu Á và Châu Âu cách đây 2,6 triệu năm trước.
"Các con vật tuyệt chủng trong thời kỳ kỷ băng hà như voi ma mút lông đen khổng lồ và tê giác, con lười khổng lồ, và mèo răng kiếm đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng ít được biết về xuất xứ của chúng", các nhà nghiên cứu cho biết.
Ngoài tê giác, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra nhiều loài tuyệt chủng như ngựa ba ngón, cừu xanh Tây Tạng và khoảng 25 loài động vật có vú khác.