Một phần của thành trì làm bằng gạch bùn bao gồm các tòa tháp phía đông bắc và đông nam tại địa điểm Tell El-Kedwa ở Bắc Sinai. Trước đây, vào năm 2008, các nhà khảo cổ học đã khai quật bức tường phía đông của tòa thành quân sự, nhưng pháo đài quá lớn, phải đến tận bây giờ mới khai quật được nhiều hơn phần còn lại của nó.
Đây là vị trí đắc địa cho một pháo đài. Thậm chí, các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích của một tiền đồn quân sự sớm hơn được xây dựng trên đỉnh.
Khu vực các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của thành trì cổ đại tại Ai Cập.
Pháo đài ban đầu được coi là một trong những pháo đài lâu đời nhất được phát hiện ở Ai Cập, Moustafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao ở Ai Cập, cho biết.
Các bức tường của pháo đài cũ được xác định dày đến 7 mét và có 4 tòa tháp. Trong khi đó, các pháo đài mới hơn được xây dựng trong các thế kỷ sau thậm chí còn được bảo vệ nhiều hơn, với các bức tường dày đến 11 mét và bao gồm tổng cộng 16 tòa tháp.
Thành cổ cũng có những căn phòng chứa đầy cát, đồ gốm vỡ và mảnh vụn. Những căn buồng này có thể được dùng làm cống thoát nước mưa, đặc trưng của triều đại thứ 26.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ tiết lộ sự hiện diện của một lối vào cổ pháo đài, dưới dạng một cổng phụ ở phía đông bắc của bức tường. Ngay bên phải lối vào này là phần còn lại của căn phòng có thể đã bị chiếm giữ bởi những người bảo vệ theo dõi cổng.
Cuộc khai quật cũng phát hiện ra một bức tường dài gần 85 m ở phía nam của pháo đài và phần còn lại của những ngôi nhà ở phía tây của pháo đài. Một trong những ngôi nhà này có 1 bùa hộ mệnh với tên của Vua Psamtik I, người đã đuổi người Assyria khỏi Ai Cập và thống nhất đất nước khi ông thành lập Triều đại thứ 26. Ông qua đời năm 610 trước Công Nguyên.
Đây cũng là căn cứ quan trọng giúp các nghiên cứu nhận định pháo đài có lẽ bắt nguồn từ nửa đầu của triều đại thứ 26, đặc biệt là thời đại của vua Psamtik I.