Nghiên cứu mới đã xóa tan ngộ nhận cho rằng, những con rắn độc thường thụ động ngồi chờ con mồi chết mà không có khả năng theo dõi phát hiện vị trí con mồi bị trúng độc đã tẩu thoát.
Trong trường hợp có một con chuột đi qua bụi rậm, con rắn đang nằm phục kích sẽ phi ra trong chớp mắt và tiêm độc tố vào người con mồi. Khi tấn công con mồi, con rắn độc sẽ có hai lựa chọn khác nhau.
Với một số loài rắn như hổ mang chúa thì sẽ sử dụng kỹ thuật giữ con mồi trong miệng cho đến khi con vật nhiễm độc tố đến chết. Như thế bữa ăn của nó đã nằm trong tầm tay. Nhưng cũng sẽ gặp nguy hiểm bởi con mồi có thể chiến đấu trở lại trong những giây phút cuối. Thậm chí con rắn có thể mất mạng bởi những loài động vật ăn thịt hung ác hơn.
Con rắn sẽ búng lưỡi liên tiếp để xác nhận chất độc có trong con mồi đã tẩu thoát. (Ảnh: animals.pawnation.com)
Còn một số loài rắn khác, như rắn đuôi chuông, lại sử dụng một kỹ thuật cắn rồi nhả con mồi. Lúc đó con mồi bị nhiễm độc và nó sẽ chờ đợi đến khi chất độc giết chết đối phương. Như thế sẽ an toàn cho con rắn, nhưng nếu con vật không chết ngay mà lại chạy trốn thì quả là việc tìm kiếm lại bữa ăn của con rắn sẽ gặp “rắc rối”.
Tất nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Qua quan sát con rắn trong phòng thí nghiệm và trong tự nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Bắc Colorado và Đại học Colorado ở Boulder đã phát hiện ra một số thủ thuật định vị con mồi đã bị cắn tẩu thoát của loài rắn độc.
Những con rắn đuôi chuông trong thử nghiệm đã tiêm độc vào những con chuột cùng lồng. Sau khi di chuyển những con chuột này sang lồng khác, con rắn đã búng lưỡi liên tiếp để tìm tìm kiếm con mồi. Hành vi này đã gây sự chú ý cho các nhà nghiên cứu.
Qua phân tích loại protein là disintegrins có vai trò chính trong nọc độc rắn để ngăn chặn quá trình đông máu của con mồi bị cắn, các nhà khoa học nhận thấy nó chính là loại chất để rắn đánh hơi định vị săn lùng con chuột đã chạy mất, chứ không phải việc rắn đánh hơi qua nước tiểu, phân hay mùi của con mồi.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về cách thức làm thế nào để loại protein này có thể tạo ra một “dấu hiệu cơ bản” để con rắn có thể theo dõi con mồi đã trung độc. Trong khi đó loại protein này chỉ chiếm 2% trong tổ số nọc độc.
Nhóm nghiên cứu phỏng đoán, có thể protein là disintegrins có khả năng tương tác với các hóa chất khác trong cơ thể con mồi để tạo ra tín hiệu giúp cho con rắn đánh hơi con mồi dễ dàng hơn. Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục khám phá làm rõ bí ẩn định vị con mồi của loài rắn độc.