Phát hiện xác ướp hiếm thấy cùng đồ tạo tác và vết xăm kì lạ

  •   4,73
  • 3.374

Xác ướp nam giới phát hiện tại thị trấn Rontoy tại Peru có các miếng kim loại trên mắt – đây là dấu hiệu chỉ vị trí xã hội của người đó. Xác ướp được tháo vải vào tháng 6 năm 2008. Người ta đã lấy đi nội tạng của người chết rồi đặt thi thể vào trong các lớp bông cùng vải dệt để bảo quản.

Nước sơn màu đỏ và màu kim loại trên khuôn mặt của một người dường như mới chỉ ở độ tuổi 30 cho thấy địa vị cao của người đàn ông. Sự hiện diện của tầng lớp cao quý tại Rontoy khiến người ta nghĩ rằng khu vực Chancay huyền bí gắn kết chặt chẽ hơn với khu vực thung lũng sông Huara hơn những gì trước đây vẫn biết.

(Ảnh: National Geographic)

Người Chancay nắm quyền vào khoảng năm 1000 sau Công Nguyên sau đó bị người Inca chinh phục vào năm 1476 mặc dù tầng lớp quý tộc Chancay vẫn tiếp tục nắm quyền với vai trò là đại diện cho người Inca.

(Ảnh: National Geographic)

Một vết xăm màu đen dài, mỏng chạy theo góc khớp xương đầu gối của xác ướp. Vết xăm thường được phát hiện thấy ở những người thuộc tầng lớp quý tộc, theo Kit Nelson – nhà nhân loại học thuộc Đại học Tulane tại New Orleans, bang Louisiana. Chính ông là người đã phát hiện và tháo lớp băng cuốn xác ướp.

Phim chụp X-quang không phát hiện thấy thương tổn về xương, các biện pháp kiểm tra bằng mắt cũng không hề phát hiện bất cứ vết thương chí tử nào. Có lẽ người đàn ông này đã chết vì nhiễm bệnh mặc dù phán quyết của các cơ quan chức năng còn chưa xác nhận ý kiến này.

(Ảnh: National Geographic)

Xác ướp được bao bọc trong lớp vải dệt công phu bằng chất liệu mỏng nhẹ. Các đồ lễ tạ được gắn khắp nơi trong lớp vải.

Ví dụ ở lớp sát với thân thể, có hai quả bông nằm ở hai bên – một trắng, một nâu. Nelson gọi chúng là “những thứ kì dị mà chúng ta chưa bao giờ thấy”.

Những thứ khác ví dụ như ngô, chuỗi hạt đeo cổ bằng bạc và một bức tượng bằng gỗ càng thể hiện địa vị cao của người này.

(Ảnh: National Geographic)

Xác ướp có cái tên “Kiko Rontoy” được chôn cùng với các miếng kim loại trên mắt và một miếng trong miệng (như trên ảnh). Các miếng kim loại được làm bằng tay từ đồng và bạc.

Mặt của xác ướp phủ lớp sơn màu đỏ được tạo thành từ sunfua thủy ngân – loại chất khá phổ biến với tập tục chôn cất những người có địa vị cao.

Nhà khảo cổ học người Peru Guillermo Cock cho biết lớp sơn và kim loại là chỉ dấu cho địa vị xã hội của xác ướp. “Người này hẳn là phải thuộc tầng lớp trên”, ông nói.

(Ảnh: National Geographic)

Khi các nhà nghiên cứu xem xét cánh tay và bàn tay bên phải của xác ướp, họ phát hiện người đàn ông nắm một cái túi bằng len rỗng không (có thể thấy được phần nào trên ảnh). Xác ướp cũng cầm trong tay hai vòng chỉ.

Những vết lốm đốm trông có vẻ hơi bẩn xung quanh xác ướp là các đồ cúng tế làm từ hạt ngô. Cock nhấn mạnh ngô là nguồn thực phẩm chính đồng thời là nguyên liệu để chế biến rượu. Ông nói: “Chicha chính là loại đồ uống có cồn duy nhất mà họ có, ngô quả thực là nguồn nguyên liệu rất giá trị”.

(Ảnh: National Geographic)

Nelson, mặc áo màu xanh trong ảnh, đã phát hiện ra xác ướp trong một ngôi mộ xây bằng gạch rất đặc biệt nằm trên thềm của một căn phòng bên trong hàng gạch sống. Với vai trò là chuyên gia đồ gốm, Nelson đang tìm kiếm các di tích đồ gốm còn sót lại.

Bà nói: “Chúng tôi hạ chân ngay bên trên xác ướp”. Xác ướp nằm trên một cái giường toàn bằng ngô, được đặt bên dưới 3 hốc tường trống thường đi kèm các đồ cúng tế thiêng liêng. Tại đây các nhà khoa học không phát hiện được thêm các xác ướp thời tiền sử nào.

(Ảnh: National Geographic)

Xác ướp được tìm thấy tại thành phổ cổ Rontoy của Peru, thành phố nằm tại nơi thung lũng sông Huaura bắt đầu trải rộng rồi đổ về đại dương.

Nelson cho biết khi người Chancay cư ngụ tại đây, thành phố Rontoy là trung tâm của cộng đồng nông nghiệp thịnh vượng. Các cánh đồng bồng bạt ngàn bao quanh thành phố.

Tuy nhiên quy mô của Rontoy vào thời kì hoàng kim vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn có bao nhiêu công trình đã bị hủy hoại do sự phát triển mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp đường ngày nay.

Trà Mi (Theo NationalGeographic)
  • 4,73
  • 3.374