Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhồi máu cơ tim, mặc dù không có biểu hiện rõ ràng, là bệnh tiểu đường.
Theo các nghiên cứu gần đây, hơn 90% bệnh nhân tiểu đường type 2 được chẩn đoán có nguy cơ dễ mắc bệnh tim hoặc bị đột quỵ cao hơn trong vòng mười năm kể từ khi bệnh khởi phát.
Các chuyên gia tim mạch cũng cho hay, những thói quen xấu và lối sống không lành mạnh cũng dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 có nguy cơ dễ bị nhồi máu cơ tim.
Trước đây, các bác sĩ đã nêu ra một số dấu hiệu không rõ ràng khác báo hiệu sắp xảy ra cơn nhồi máu cơ tim. Đó là môi bỗng nhiên tím tái, người vã mồ hôi lạnh, tim có nhịp đập nặng như “đánh trống ngực”.
Nhồi máu cơ tim hoặc cơn đau tim cấp là một trong những dạng lâm sàng của bệnh mạch vành, xảy ra do thiếu máu cục bộ dẫn đến hoại tử vùng cơ tim, do nguồn cung cấp máu cho nó bị thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần.
Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là đau thắt ngực dữ dội. Bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu ở ngực, đau ở bụng, cổ họng, cánh tay, xương bả vai. Không hiếm trường hợp phát bệnh mà không thấy đau đớn, đây là dạng đặc trưng đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường.