Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân có thật sự an toàn?

  •  
  • 642

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, BV TƯ Quân đội 108 cho biết, trong vòng 2 tháng qua, tại đây đã phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống cho 5 bệnh nhân béo phì. Trong đó có trường hợp nặng tới 130kg.

Sau phẫu thuật, các bệnh nhân giảm trung bình khoảng 15kg từ tháng thứ 2 sau mổ.

PGS Tuấn cho biết, phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày hình ống giúp loại bỏ hoàn toàn vùng phình vị lớn, nơi tiết ra hormone Ghrelin (loại hormone tạo cảm giác thèm ăn, tạo cảm giác đói), đồng thời loại bỏ khoảng 70 - 80 phần trăm dạ dày phía bờ cong lớn, tạo ra một ống dạ dày hẹp với thể tích khoảng 150 - 200ml.

Bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng phình vị lớn, nơi tiết ra hormone kích thích cảm giác thèm ăn rồi khâu lại.
Bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng phình vị lớn, nơi tiết ra hormone kích thích cảm giác thèm ăn rồi khâu lại.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ mất cảm giác thèm ăn, nhanh chóng đạt được cảm giác no và thỏa mãn với một lượng thức ăn nhỏ, năng lượng nạp vào ít đi, từ đó sẽ giảm cân ổn định sau mổ.

Bệnh nhân sau mổ chỉ để lại vài vết sẹo nhỏ trên thành bụng (kích thước từ 1 - 2cm) theo thời gian các vết sẹo này mờ dần và lẫn vào nếp da.

Béo phì được công nhận là một bệnh. Một người được xác định béo phì độ 1 khi có chỉ số BMI = cân năng (kg):[Chiều cao (m)]2 trên 25, béo phì độ 2 nếu BM2 lớn hơn 30.

Béo phì không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng, rối loạn về tâm lý mà đáng lo ngại khi bệnh béo phì còn làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý khác như: Bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh về ống tiêu hóa, hệ thống cơ xương khớp…

Đề điều trị béo phì, tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, uống thuốc giảm cân, là các phương pháp áp dụng phổ biến, tuy nhiên kết quả thường không ổn định và tỷ lệ tái béo phì sau điều trị rất cao, thậm chí với một số trường hợp, các biện pháp trên không mang lại hiệu quả.

Cập nhật: 05/06/2019 Theo vietnamnet
  • 642