Phi tần qua đời, tài sản của họ được xử lý ra sao? Hậu thế nghe chân tướng mà xót xa thay!

  •  
  • 349

Chúng ta đều biết, Hoàng đế thời phong kiến băng hà đều được chôn cất trong lăng mộ hoàng thất, kèm theo đó là vô số vật bồi táng trân quý để ngài có thể tiếp tục sống sung túc ở thế giới bên kia, theo quan niệm thời bấy giờ.

Không chỉ có đồ vật, nhiều Hoàng đế còn áp dụng chế độ tuẫn táng, chôn cất phi tần, cung nữ theo mình để có người bầu bạn và hầu hạ.

Thế nhưng bạn có bao giờ thắc mắc, khi phi tần chết đi, họ sẽ mang theo thứ gì xuống mồ? Tài sản của họ sẽ được xử lý ra sao? Họ có được sang thế giới bên kia trong phú quý giàu sang hay không?

Thật ra, vấn đề này còn phụ thuộc vào địa vị lúc sinh thời của phi tần và sự yêu thích của Hoàng đế dành cho họ. Có người được chôn cất tử tế trong lăng tẩm hoàng gia, kèm theo đó là trang sức vàng bạc quý báu. Cũng có không ít người chết đi trong lặng lẽ ở lãnh cung, người này liệu có được nằm trong hoàng lăng khi đã mang trong mình sự ghét bỏ của Hoàng đế? Tất nhiên là không!

 Sau khi qua đời, tài sản của phi tần sẽ được trả về cho Nội Vụ phủ.
Sau khi qua đời, tài sản của phi tần sẽ được trả về cho Nội Vụ phủ. (Ảnh minh họa).

Tiếp đến là câu hỏi: Tài sản của phi tần được xử lý ra sao sau khi họ qua đời?

Ở thời nhà Thanh, hậu cung ba nghìn giai lệ, nhìn có vẻ xa hoa, phi tần không cần lo nghĩ đến cơm ăn áo mặc, chỉ cần làm một nhiệm vụ duy nhất là: Hầu hạ Hoàng đế và sinh con cho hoàng thất.

Thế nhưng phía sau bức màn lộng lẫy ấy lại là chân tướng khiến người đời không khỏi xót xa.

Nhiều chuyên gia sử học đã nghiên cứu và phát hiện, bất kể phi tần nhà Thanh có địa vị cao đến đâu, được ban tặng vô số vật trân quý, nhưng họ chỉ có “quyền sử dụng”, chứ không có “quyền sở hữu” đối với những món đồ đó. Vậy nên, sau khi phi tần qua đời, tài sản của họ phải được hoàn trả về Nội Vụ phủ, có thể vài ngày sau lại trở thành vật ban thưởng cho phi tần khác trong hậu cung.

Trong những món đồ hoàn trả về Nội vụ phủ này, đặc biệt là những vật giá trị liên thành được làm bằng vàng như thẻ vàng và ấn vàng, sẽ được nung chảy rồi tạo hình thành vật khác để tiếp tục sử dụng.

Còn về trang phục và đồ tùy thân khác, có thể được ban tặng cho cung nữ của phi tần quá cố, hoặc người thân của họ, hoặc phi tần có địa vị thấp hơn.

Trường hợp này cũng được áp dụng đối với tẩm cung, người này đi thì người khác vào ở, chỉ bỏ hoang khi có lệnh của Hoàng đế hoặc trở thành lãnh cung của phi tần chịu tội nào đó.

Theo sử liệu ghi chép, Càn Long đế từng thể hiện rõ ràng trong các điều luật ban hành trong cung rằng, tài vật của phi tần hậu cung đều là món quà của Hoàng đế, không được chuyển tặng cho gia đình cha mẹ ruột, tài sản của gia đình bên ngoài cũng không được phép mang vào cung.

Được biết, mỗi món đồ được ban tặng của phi tần đều được Nội vụ phủ ghi chép và thống kê trong sổ sách, để đến khi họ qua đời thì có thể thu hồi đầy đủ và luân chuyển sử dụng trong hậu cung. Quy định ghi chép sổ sách này nhằm mục đích quản lý tài vật của triều đình, đồng thời kiểm soát và ngăn chặn hành vi giao dịch buôn bán ngầm trước mắt thiên tử.

Ở thời phong kiến, một khi đã bước chân vào cung trở thành phi tần thì xem như cả đời họ hoàn toàn thuộc về Hoàng đế. Nhận được ân sủng thì sung sướng cao quý, không nhận được đặc ân này thì cả đời chỉ có thể sống âm thầm lặng lẽ trong cung cấm nguy nga. Thế nhưng cho dù có trở thành hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ đi chăng nữa, thì bản thân họ cũng không thể thật sự sở hữu bất cứ thứ gì, kể cả con cái của họ và sự tự do.

Chết đi còn phải xem Hoàng đế ra quyết định cho phép mình được an nghỉ tại nơi nào. Đó chính là số phận của phi tần thời xưa.

Cập nhật: 22/11/2023 Phụ Nữ Số
  • 349