Các nhà nghiên cứu Italia thuộc Trường Đại học Padoue đã thành lập một phòng thí nghiệm có khả năng tái tạo các điều kiện sống trên các hành tinh khác.
Bên trong phòng thí nghiệm hình trụ bằng thép LISA (Phòng thí nghiệm Italia mô phỏng môi trường), người ta có thể làm thay đổi thành phần của khí quyển, áp suất, nhiệt độ và việc tiếp xúc với ánh sáng, ví dụ như để tái tạo môi trường trên sao Hỏa.
Thử nghiệm đầu tiên sẽ nghiên cứu tập tính của loài vi khuẩn đặc biệt đề kháng mạnh trong điều kiện trên sao Hỏa. Điều này sẽ giúp tìm hiểu về những dạng sống có thể tồn tại trên sao Hỏa và cho phép định hướng các nghiên cứu của các sứ mênh tương lai lên “hành tinh đỏ”.
Trong đợt hai, các nghiên cứu sẽ hướng đến các điều kiện sống trên các hành tinh khác như Titan, vệ tinh của sao Thổ bao phủ các chất hydrocarbure.
Các nhà sáng tạo phòng thí nghiệm LISA – Giuseppe Galletaa, chuyên khoa ngành sinh học vũ trụ thuộc Trường Đại học Padoue, Maurizio D’Alessandro thuộc Đài Quan sát Thiên văn và Giulo Fanti thuộc Trung tâm nghiên cứu và hoạt động không gian – thậm chí dự kiến phát triển đến những ứng dụng rộng rãi hơn như nghiên cứu độ bền của các mạch điện ở vùng Nam cực hoặc sự phản ứng của các tế bào trong cơ thể người khi tiếp xúc với sự bức xạ của tia cực tím.
V.S