Quả cầu đá bí ẩn ở Tân Cương nằm ngoài khả năng chế tác của con người: Vậy chúng đến từ đâu?

  •   2,77
  • 20.971

Trên thế giới cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều lĩnh vực mà nhân loại chưa biết đến. Tại núi Bắc Đáp ở Tân Cương đã từng xuất hiện những quả cầu bằng đá kỳ lạ khiến các chuyên gia phải đau đầu.

Núi Bắc Đáp là ngọn núi ranh giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ. Ngọn núi có chiều dài khoảng 80km và rộng 25-50km.

Vật thể lạ tại hẻm núi bí ẩn.
Vật thể lạ tại hẻm núi bí ẩn. (Ảnh: 163).

Phát hiện vật thể kỳ lạ

Năm 1979, các chuyên gia địa chất thủy văn Tân Cương đã đến nơi đây để khảo sát nguồn nước ngầm. Khi làm việc trong một thung lũng ở phía đông, họ bất ngờ phát hiện ra có rất nhiều viên đá tròn ở các sườn đồi Những quả bóng đá này có kích thước khác nhau, loại nhỏ thì to bằng quả bóng bàn, loại lớn có đường kính một hoặc hai mét.

Hầu hết những viên đá này tròn đều và có bề mặt láng mịn. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là khi nhìn từ xa, những quả cầu đá được sắp xếp theo những quy luật quy luật nhất định. Một số học giả có mặt cho rằng những viên đá này được cố tình mang đến đây. Tuy nhiên, khi cuộc điều tra đi sâu hơn thì ý kiến này đã bị phủ nhận.

Không dừng lại ở đó, một số quả cầu đá dường như có "tay" mọc lên từ mặt đất. Các nhà khoa học đã đào sâu xuống đất để khám phá phần "tay" ẩn sâu dưới lòng đất đồng thời đưa những tảng đá này về viện nghiên cứu.

Để làm rõ bí ẩn về những quả cầu đá trên núi Bắc Đáp, các nhà khoa học đã tiến hành cắt một số quả cầu và phát hiện ra rằng cấu tạo bên trong của chúng rất đặc biệt. Bên trong những quả cầu này, người ta tìm thấy hóa thạch thực vật và cả những loại đá cổ.

 Quả cầu đá tròn một cách kỳ lạ.
Quả cầu đá tròn một cách kỳ lạ. (Ảnh: Read01)

Những quả cầu đá này có nguồn gốc như thế nào?

Có chuyên gia cho rằng sự hình thành của các quả cầu đá có liên quan đến quá trình địa chất của Trái đất. Từ xa xưa, đá sa thạch, đá sét tồn tại ở dạng quả cầu và bắt đầu cứng lại. Sự chuyển động của lớp vỏ và thời tiết khiến đá bị nứt. Nước mưa cuốn theo một số hóa chất và mảnh vụn, dần dần tạo thành các nốt sần.

Sau đó, thân nốt ngày càng lớn dần. Theo năm tháng, lớp ngoài của chúng bị phong hóa dần và bong ra và tạo ra quả cầu đá như chúng ta thấy ngày hôm nay.

Một số học giả suy luận đây là kết quả của quá trình phun trào núi lửa. Magma ở nhiệt độ cao hình thành các tinh thể và sau đó hình thành các nốt sần. Từ đó, chúng hình thành các viên đá với nhiều kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên ý kiến này đã bị bác bỏ. Vì hiện tượng núi lửa phun trào xảy ra rất nhiều trên Trái đất nhưng không phải nơi nào cũng có thể tìm thấy những quả cầu này.

Có ý kiến khẳng định quả cầu đá có thể là món quà từ những "vị khách" ngoài không gian và họ muốn giao tiếp với con người thông qua chúng. Một điểm trùng hợp là UFO đã được ghi nhận là xuất hiện ở khu vực núi Bắc Đáp.

Tuy nhiên, một số học giả cho rằng hiện tượng này có lẽ liên quan đến việc thờ cúng thiên nhiên hoặc cúng tế thời cổ đại. Từ xa xưa, người ta tin rằng sau khi chết, linh hồn bị phân tán và những thứ hình tròn có thể thu thập những linh hồn này. Vì vậy, họ nghĩ ra quả cầu đá để làm nơi "phong ấn" linh hồn con người sau khi qua đời. Tuy nhiên, đây chỉ là những suy đoán.

Hiện tại, những nhận định trên vẫn chưa có cơ sở chính xác. Trong thời ngày tới, các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu và xác minh.

Cập nhật: 11/10/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
  • 2,77
  • 20.971