Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wake Forest sử dụng công nghệ nanô để tìm kiếm những loại thuốc chống ung thư mới qua một quy trình có thể nhanh hơn 10.000 lần những phương pháp hiện hành.
Quy trình “Lab-on-Bead” sẽ quét hàng triệu chất hóa học cùng một lúc sử dụng những hạt chất dẻo cực nhỏ, 1000 hạt như vậy chỉ dầy tương đương một sợi tóc của người. Mỗi hạt chứa một hóa chất riêng biệt sẽ được nhận biết sau đó nếu nó thể hiện những thuộc tính cần thiết cho việc chữa trị ung thư. Việc sử dụng những hạt nanô này có thể thay thể hàng nghìn thí nghiệm thông thường lặp đi lặp lại.
Jed Macosko, giám đốc dực án và giáo sư vật lý tại Wake Forest, giải thích: “Quy trình này cho phép những hạt nano thực hiện công việc thay cho bạn. Bằng cách làm việc ở quy mô nhỏ như vậy, chúng tôi sẽ có thể quét hàng tỷ loại thuốc mỗi ngày, chứ không phải giới hạn hiện nay ở mức hàng trăm nghìn mỗi ngày”.
Các giáo sư vật lý tại Đại học Wake Forest (từ trái sang phải) Martin Guthold, Keith Bonin và Jed Macasko làm việc tại phóng thí nghiệm của Guthold trong thời gian phát triển quy trình Lab-on-Bead, một kỹ thuật tìm kiếm thuốc mới có thể nhanh hơn 10.000 lần những phương pháp hiện hành. (Ảnh: Đại học Wake Forest). |
Các thành viên khác của nhóm nghiên cứu tại Wake Forest bao gồm Martin Guthold, giáo sư vật lý, và Keith Bonin, giáo sư đồng thời là trưởng khoa vật lý.
Macosko cho biết nhóm nghiên cứu và các cộng tác viên tại Đại học Walterloo, Ontario, Canada đang phát triển một thiết bị để tự động hóa quy trình Lab-on-Bead nhằm thu được kết quả nhanh hơn. Các nhà khoa học tại Wake Forest cùng đồng thời làm việc với các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc Đại học Havard tại Boston và Đại học Louis Pasteur tại Strasbourg, Pháp, những nơi cung cấp chất hóa học cho nghiên cứu. Công ty công nghệ sinh học NanoMedica đã tỏ ra rất quan tâm đến việc thương mại hóa quy trình này. Trung tâm Công nghệ sinh học Bắc Carolina, một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, đã tài trợ dự án 75.000 đô la.
Trung tâm công nghệ nano và vật liệu phân tử thuộc Wake Forest, hiện đang thực hiện những chương trình nghiên cứu về sức khỏe, thuốc men, công nghệ năng lượng và tổng hợp vật liệu nano, sẽ hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình phát triển Lab-on-Bead