Theo các chuyên gia, trong quá trình tiến hóa, khá nhiều bộ phận thừa thãi sẽ bị loại bỏ và hoàn toàn biến mất.
Mỗi ngày qua đi, con người vẫn đang không ngừng phát triển và tiến hóa. Nhưng liệu rằng chúng ta sẽ tiến hóa đến mức độ nào nữa nhỉ? Và ngoại hình 100.000 - 200.000 năm nữa của ta sẽ ra sao?
Trong chương đầu tiên của cuốn The Descent of Man (tạm dịch: Nguồn gốc muôn loài), Charles Darwin đã nói rằng, trong tương lai có tới 10 hoặc hơn 10 phần cơ thể sẽ trở nên vô dụng. Vậy đó là những bộ phận nào, cùng check ngay.
So với thời xa xưa, con người đã tiến hóa, mất đi 1 phần lớn lông trên cơ thể. Không ai phủ nhận rằng phụ nữ được xem là hấp dẫn hơn khi cơ thể mịn màng, ít lông - đây được cho như 1 lợi thế để hấp dẫn tình dục.
Theo thời gian, nữ giới sẽ tiến hóa để đạt đến độ sở hữu mức độ lông hoàn hảo nhất và đôi khi không còn nữa. Và điều này cũng xảy ra ở nam giới, tuy nhiên với mức độ chậm hơn.
Một số loài động vật như chó, thỏ... có thể vẫy vẫy, ngọ nguậy tai 1 cách độc lập nhờ sở hữu nhóm cơ tai Auriculares.
Đây là phần cơ phía ngoài tai, có nhiệm vụ xoay, điều chỉnh tai để tập trung thính giác về vị trí phát ra âm thanh đặc biệt.
Giống như chó, mèo... chúng vểnh tai lên để lắng nghe con mồi. Nhưng nay con người nào có cần vểnh tai lên để xác định vị trí con mồi nữa nên cơ tai này sẽ yếu và dần biết mất trong tương lai.
Không ít bằng chứng chỉ ra rằng, trong 100.000 năm qua, răng loài người đã giảm 1 nửa về kích thước, hàm cũng bé hơn - phù hợp với hiện tại.
Và trong tương lai, xu hướng này cũng vẫn tiếp tục phát triển. Kéo theo đó là sự thay đổi trong bộ hàm - chiếc răng khôn sẽ biến mất.
Có khoảng 1 - 3% dân số thế giới phát hiện sở hữu 1 chiếc xương sườn thừa, gọi là xương sườn cổ. Nó nằm ở ngay phía trên xương đòn.
Có người có xương sườn cổ ở bên trái, người thì ở bên phải, và cũng có người sở hữu ở cả 2 bên. Tuy nhiên, đôi khi chúng được tạo ra không thật đầy đủ, thậm chí mỏng như vài sợi vải.
Dẫu vậy, chúng có thể chèn ép mạch máu, dây thần kinh quanh cổ dẫn đến cơn đau cổ, vai... Nhưng thật mừng là chúng có thể biến mất trong tương lai.
Thời xa xưa, trước khi đi bằng 2 chân, chúng ta sử dụng cả bàn tay và bàn chân để leo trèo...
Từ khi đi "thẳng", kích thước ngón chân dần bị thu hẹp lại và tiến hóa như ngày nay. Những ngón chân lớn - hay ngón chân cái có nhiệm vụ để giữ cân bằng cho cơ thể, trong khi ngón út dường như trở nên không cần thiết, bị lép vế hơn hẳn.
Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, trung tâm để giữ cân bằng cho cơ thể chúng ta vẫn đang di chuyển hướng vào trong. Điều này có nghĩa là những ngón chân của ta sẽ dần trở nên không cần thiết. Nếu xu hướng tiến hóa này tiếp tục, chúng ta sẽ không còn cần đến ngón chân nữa.
Xương cụt hay xương đuôi là phần còn lại của đuôi mà hầu hết động vật có vú vẫn sử dụng để giữ cân bằng.
Nhiều người cho rằng phần trọng lực của chúng ta đi dọc xuống xương sống, từ đó không cần một phần phụ khác để cân bằng trọng lượng khá lớn từ phần đầu.
Thế nên việc có phẫu thuật cắt bỏ hoặc sinh ra mà không có xương cụt cũng không để lại hậu quả tiêu cực nào. Và trong tương lai, rất có thể xương cụt sẽ biến mất.
Tổ tiên chung của loài chim và động vật có vú xa xưa sở hữu 1 mí mắt thứ 3. Lớp mí mắt đóng vai trò như cánh cửa kéo ngang giúp tạo thành màng chắn bảo vệ mắt khỏi ánh Mặt trời.
Nó cũng có tác dụng như công cụ để quét sạch mảnh vụn, bụi đẩy ra ngoài qua hốc mắt. Theo thời gian, mí mắt thứ 3 ở người bị vô hiệu hóa, chỉ còn lại dấu tích nhỏ và nó trở thành cơ quan vô dụng. Giới chuyên gia cho rằng, dần dần mí mắt thứ 3 này cũng hoàn toàn biến mất.
Cả nam giới và nữ giới đều có núm vú và chúng xuất hiện, hình thành trong giai đoạn phát triển thai nhi.
Tuy nhiên, núm vú ở nam giới được đánh giá là cực vô dụng khi đàn ông không có sữa và không phải cho con bú (không tính đến trường hợp bị rối loạn hormone) thì chúng tồn tại làm gì?
Thế nên theo thuyết tiến hóa, rất có thể trong tương lai những chiếc núm này sẽ biến mất.
Hay còn gọi là xoang bướm. Loại xoang này nằm rất sâu trong khoang mũi, ở vị trí cực kỳ hiểm hóc và khó xác định. Bởi vậy mà khi không may bị viêm nhiễm, các bác sĩ phải cần đến các phương pháp lâm sàng hiện đại như nội soi, chụp cắt lớp... mới có thể chẩn đoán chính xác được.
Vấn đề là ở chỗ tác dụng của xoang bướm đến giờ này khoa học vẫn chưa thể nắm được. Rất nhiều người tỏ ra thắc mắc không hiểu sao cơ thể người lại có một hệ thống lằng nhằng, rắc rối mà lại dễ viêm nhiễm như thế.
Điểm Darwin (Darwin's point) là tên gọi để chỉ vùng da bị gấp phía trên tai. Quả thực, đây là một trong những bộ phận vô dụng nhất của cái "lỗ nhĩ". Chẳng thấy có tác dụng gì, chỉ tổ giữ bụi và dễ viêm nhiễm thôi.
Ở các loài linh trưởng, gần với con người nhất là tinh tinh và khỉ đột, chúng có 13 xương sườn, nhiều hơn 1 so với chúng ta. Nhưng hóa ra, có khoảng 8% dân số vẫn đang sở hữu một nhánh xương sườn thứ 13, dù tác dụng chẳng để làm gì cả.
Đây là "cơ gân tay" (palmaris longus) - sợi cơ kéo dài từ cổ tay hướng đến cùi chỏ. Và chỉ có khoảng 10% dân số "may mắn" sở hữu nó thôi.
Theo Dorsa Amir - chuyên gia nhân chủng học tại ĐH Boston, sợi cơ này là những gì còn sót lại từ quá khứ, khi tổ tiên chúng ta sử dụng chi trước để leo trèo. Có điều ngày nay, sợi cơ này chẳng còn tác dụng gì khác nữa, ngoài việc là bằng chứng củng cố Thuyết tiến hóa của Darwin.