Sâu dưới lòng đất Mỹ có hơn nửa tỉ thùng dầu: Chỉ "sống sót" 1 tháng nếu một điều xảy ra!

  •  
  • 1.528

Được thúc đẩy bởi một lệnh cấm vận dầu mỏ tê liệt vào những năm 1970, Mỹ đã tạo ra trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Nhưng trong một thế giới đang chuyển sang năng lượng tái tạo để chống lại biến đổi khí hậu, tương lai của nó trở nên không chắc chắn...

Mỹ bị cấm vận...

Vào cuối tháng 11 năm 1973, thế giới mới bắt đầu cảm nhận được hậu quả từ Chiến tranh Yom Kippur, một cuộc xung đột giữa Israel với các nước láng giềng Ai Cập và Syria.

 Đây là kho dữ trữ/cung cấp dầu thô khẩn cấp lớn nhất thế giới.
 Đây là kho dữ trữ/cung cấp dầu thô khẩn cấp lớn nhất thế giới.

Để trừng phạt Mỹ và các quốc gia phương Tây khác vì đã hỗ trợ Israel trong chiến tranh, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ Ả Rập (OAPEC) do Ả Rập Xê-út dẫn đầu tuyên bố cấm vận dầu mỏ (cắt nguồn cung dầu) - khiến giá dầu thô nhập khẩu trung bình tăng gấp 3 lần trên toàn cầu.

Đến ngày 25 tháng 11 cùng năm, cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng đến mức Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon đã phải phát biểu trước toàn quốc, yêu cầu người dân hạ bộ điều chỉnh nhiệt độ xuống, hạn chế lái xe vào Chủ nhật và trang trí đèn Giáng sinh ít thôi.

Trong những năm sau đó, Mỹ theo đuổi chính sách độc lập về năng lượng, nhằm bảo vệ nước này khỏi những cuộc khủng hoảng như vậy trong tương lai. Một trong những sáng kiến ​​của chính sách mới là thành lập khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) - một kho dự trữ dầu thô mà Mỹ có thể khai thác trong những trường hợp khẩn cấp.

Có bao nhiêu dầu trong Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược?

Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR), kho dữ trữ/cung cấp dầu thô khẩn cấp lớn nhất thế giới, đã đóng một vai trò trong chính sách năng lượng của Mỹ trong hơn 40 năm, báo cáo của Quốc hội Mỹ cho hay.

Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược được chia thành bốn địa điểm
Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược được thành lập để bảo vệ Mỹ khỏi sự gián đoạn nghiêm trọng đối với nguồn cung dầu toàn cầu. Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược được chia thành bốn địa điểm dọc theo Bờ biển Vịnh Texas và Louisiana — bao gồm cả cơ sở Bryan Mound ở Freeport, Texas (snhr) — khu dự trữ chứa tới 727 triệu thùng dầu thô. (Ảnh: LUKE SHARRETT, BLOOMBERG, GETTY IMAGES)

Kho này được chia thành 4 địa điểm dọc theo bờ biển Vịnh Louisiana và Texas (của Mỹ). Các địa điểm này được chọn để tiếp cận các bến cảng hàng hải và các đường ống cần thiết để vận chuyển dầu.

Dầu mỏ được dẫn sâu dưới lòng đất để lưu trữ, vào các hang động được khoét từ các vòm muối, được coi là cách bảo quản dầu an toàn nhất với môi trường vì độ thấm thấp của chúng.

Lượng dầu nhiều nhất từng có trong trữ lượng - và hầu hết các cơ sở hiện tại của nó có thể chứa - là 727 triệu thùng tính đến tháng 12 năm 2009. Nguồn dự trữ cho phép quốc gia này ứng phó với tình trạng thiếu hụt và cố gắng ngăn chặn chúng.

Gần đây nhất, Mỹ cho biết họ sẽ tung ra 30 triệu thùng dầu thô cho các công ty năng lượng sau khi Nga, một trong những nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới, thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2 năm 2022. Phối hợp với các cường quốc khác trên thế giới, việc phát hành dầu thô này nhằm ổn định thị trường dầu biến động và cuối cùng là giảm giá xăng đang tăng vọt trong bối cảnh lo ngại về sự thiếu hụt.

Nhưng nhiều người ủng hộ môi trường cho rằng việc dựa vào Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược để quản lý tình trạng thiếu hụt dầu thô chỉ là một biện pháp ngăn chặn. Họ cho rằng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu đang bùng phát, Mỹ nên chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chuyển hướng sang các nguồn năng lượng xanh.

Mặc dù Quốc hội Mỹ ban đầu quy định vào năm 1975 rằng Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược có thể chứa tới 1 tỷ thùng, nhưng công suất đó đã không bao giờ đạt được.

Trong nhiều năm, Mỹ được yêu cầu duy trì một mức dầu nhất định trong Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của mình — tương đương với 90 ngày nhập khẩu ròng — để đáp ứng các nghĩa vụ của mình với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) - Được thành lập vào năm 1974 để đối phó với lệnh cấm vận dầu mỏ của OAPEC, IEA điều phối việc phát hành dầu toàn cầu giữa 31 quốc gia thành viên trong trường hợp khẩn cấp.

Mặt trời mọc sau các giàn khoan dầu đang được cất giữ vào ngày 6 tháng 2 năm 2021
Mặt trời mọc sau các giàn khoan dầu đang được cất giữ vào ngày 6 tháng 2 năm 2021, tại Odessa, Texas. Trong những năm 1970, Mỹ tìm kiếm sự độc lập về năng lượng bằng cách đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ. (Ảnh: ELI HARTMAN via AP)

IEA đã bị chỉ trích vì đánh giá thấp một cách có hệ thống vai trò của các nguồn năng lượng tái tạo trong các hệ thống năng lượng tương lai như quang điện.

Nhưng Mỹ không còn phải đáp ứng yêu cầu dự trữ dầu kể từ năm 2020, khi nước này bắt đầu xuất khẩu nhiều dầu hơn mức nhập khẩu. Sự phát triển đó phần lớn là do sự gia tăng của quá trình Fracking - quá trình phun áp suất cao của nước, hóa chất và cát vào các mỏ đá phiến sét để giải phóng khí và dầu bị mắc kẹt trong đá.

Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược hoạt động như thế nào?

Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược ban đầu được tạo ra cho các trường hợp khẩn cấp - được sử dụng trong bối cảnh nguồn cung dầu toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng sau Khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.

Cho đến nay, Mỹ mới chỉ ra lệnh phát hành khẩn cấp 3 lần từ khu dự trữ: Năm 1991, khi chiến tranh nổ ra ở Vịnh Ba Tư trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, Mỹ đã tung ra 17,2 triệu thùng dầu. Năm 2005, khi cơn bão Katrina tàn phá sản lượng dầu dọc theo Bờ Vịnh, 20,8 triệu thùng đã được đưa ra. Và vào năm 2011, Mỹ và IEA đã cùng nhau cấp 60 triệu thùng dầu khi cuộc nội chiến ở Libya làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu.

Tuy vậy, các trường hợp khẩn cấp toàn cầu không phải là lý do duy nhất Mỹ triển khai nguồn dự trữ dầu của mình. Bên cạnh đó, Mỹ còn định kỳ tiến hành bán hàng cho các công ty tư nhân từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược để kiểm tra mức độ sẵn sàng hoặc nâng cao doanh thu; Và quốc gia này cũng có thể sử dụng nguồn dầu dự trữ để giúp các công ty tư nhân phục hồi sau các thảm họa quy mô nhỏ hơn, chẳng hạn như thời tiết khắc nghiệt hoặc đóng cửa kênh vận chuyển.

Ví dụ, sau cơn bão Harvey năm 2017, Mỹ đã cho các nhà máy lọc dầu ở Bờ Vịnh vay 5,2 triệu thùng dầu để tiếp tục hoạt động của họ. Được gọi là trao đổi, các thỏa thuận này yêu cầu công ty tư nhân đổi dầu mà họ đã vay, cộng với lãi suất.

Tương lai của Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược

Vai trò của Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược có thể tiếp tục phát triển trong những năm tới. Scott L. Montgomery, một giảng viên tại Đại học Washington (Mỹ), viết rằng Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược "đã bước vào một kỷ nguyên mới" khi Mỹ là nước xuất khẩu ròng dầu thô.

Khi những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải carbon làm chậm nhu cầu về dầu, ông lưu ý rằng không rõ Mỹ cần nguồn cung cấp dầu khẩn cấp như thế nào.

Nhưng Mỹ được cho là sẽ không phải là nước xuất khẩu ròng mãi mãi, và những người ủng hộ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược nói rằng có giá trị trong việc duy trì một kho dự trữ dầu để giúp vượt qua mọi thứ, từ giá dầu tăng cao đến chiến tranh và bất ổn trên toàn cầu.

Khi thế giới đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng, họ cho rằng điều đó có thể cần thiết hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường nói rằng sự biến động của thị trường dầu mỏ toàn cầu chính là lý do tại sao Mỹ nên giảm phụ thuộc vào Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược.

Đây là lý do: Mỹ tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng dầu thô mỗi ngày - có nghĩa là SPR chỉ có thể tồn tại khoảng một tháng nếu Mỹ bị cắt khỏi tất cả các nguồn dầu khác. Thay vì tiếp tục dự trữ dầu, các nhà hoạt động môi trường cho rằng Mỹ nên đầu tư vào ô tô điện và xe bus cũng như các sáng kiến ​​năng lượng sạch khác.

Cập nhật: 21/03/2022 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.528