Người yêu thiên văn trên khắp thế giới được chiêm ngưỡng mặt trăng to và sáng hơn bình thường, hay được gọi là hiện tượng siêu trăng, trong hai ngày 9 và 10/8.
>>> Ảnh: Mãn nhãn ngắm Mặt trăng lớn nhất trong 20 năm
Khi siêu trăng diễn ra, Mặt Trăng sẽ sáng hơn tới 30% và gần Trái Đất hơn khoảng 14% so với trăng tròn thông thường. Trong ảnh là siêu trăng ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, vào đúng đêm rằm tháng 7 hôm qua. (Ảnh: AP)
Siêu trăng khi nhìn qua đôi sừng của một bức tượng bò tót ở Puerto de Santa Maria, Tây Ban Nha. (Ảnh: AP)
Mặt Trăng ở thị trấn Markopoulo, gần Athens, Hy Lạp, một ngày trước khi xuất hiện siêu trăng. (Ảnh: AP)
Mặt Trăng to, tròn và sáng khi xuất hiện từ phía sau một một nhà thờ ở Mdin, thành phố cổ ở Malta. (Ảnh: Reuters)
Mặt Trăng như một khối sáng lớn mờ ảo được quan sát ở Áo. Theo các nhà nghiên cứu, khi mặt trăng di chuyển sát đường chân trời, hiện tượng ảo giác sẽ khiến người quan sát cảm thấy nó lớn hơn so với kích thước thật. (Ảnh: AP)
Siêu trăng lơ lửng trên trên các tòa nhà ở Hong Kong. (Ảnh: AP)
Siêu trăng ở Munich, Đức. (Ảnh: AP)
Trăng to tròn và sáng xuất hiện từ sườn đồi Wellington, New Zealand. (Ảnh: AP)
Đây là siêu trăng lần thứ 4 xuất hiện trong năm nay. Theo tính toán của các nhà khoa học, siêu trăng lần thứ 5 sẽ được quan sát vào ngày 9/9 tới. Trong ảnh là siêu trăng ở Winchester, Anh. (Ảnh: BBC)