Trong lăng mộ vị hoàng đế nổi tiếng triều Minh chứa đựng hài cốt của nhiều phụ nữ và những bí ẩn phía sau khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Tuẫn táng là tập tục chôn người sống theo người chết từng xuất hiện ở Trung Hoa thời cổ đại. Đối tượng bị đưa vào danh sách này có thể là người mà chủ nhân ngôi mộ yêu quý khi còn sống hoặc một số ít nô bộc có xuất thân thấp kém. Hủ tục này xuất phát từ quan niệm "trần sao âm vậy", bởi cổ nhân tin rằng sau người chết qua đời, linh hồn của họ vẫn tồn tại ở thế giới bên kia.
Vào thời Tần - Hán, hủ tục này rất thịnh hành. Sau thời nhà Hán, hủ tục này dần được loại bỏ vì mức độ man rợ và tàn nhẫn của nó.
Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương.
Trong lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng thời nhà Minh – Chu Nguyên Chương lại xuất hiện nhiều hài cốt phụ nữ. Theo sử sách ghi lại, sau khi băng hà Chu Nguyên Chương đã cho tiến hành hủ tục tuẫn táng như thời Tần - Hán trước đây.
Dù sau thời nhà Hán, hủ tục này đã dần được loại bỏ nhưng đến khi Chu Nguyên Chương tại vị, tục lệ này bắt đầu được lưu truyền trở lại. Năm 1395, khi Tần Vương – Chu Sảng, là con trai thứ của vị hoàng đế này qua đời, ông bèn hạ lệnh cho Vương phi và Trắc phi của con mình phải tuẫn táng theo nhằm giúp con có người cận kề, bầu bạn cho khỏi cô đơn.
Lăng mộ Chu Nguyên Chương. (Nguồn: Internet).
Chu Nguyên Chương qua đời vào năm 1398, Chu Doãn Văn lên ngôi. Theo di mệnh của ông mình đã lệnh cho toàn bộ cung tần, mỹ nữ chưa từng sinh nở phải chết theo Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Mệnh lệnh này ban ra đã khiến cho triều đình trùm lên một màu tang thương, oán thán.
Người được ban rượu độc, người lại được ban cho dải lụa trắng dài 7 thước. Những cung tần, mỹ nữ có quyền thế dùng đủ mọi phương thức nhằm chạy trốn khỏi cái chết, người lại vì thù riêng mà ép chết kẻ khác. Cái chết của vị hoàng đế nổi tiếng tàn bạo và độc ác nhà Minh đã kéo theo hàng ngàn tiếng khóc thê lương lúc bấy giờ.