Sự thật rùng rợn đằng sau cốc uống rượu được làm từ hộp sọ của vua Tống

  •  
  • 4.905

Nhiều nơi trên thế giới có ghi chép về việc lấy đỉnh sọ người làm cốc rượu hay còn gọi là "Cốc Đầu Lâu".

Một số tộc người du mục có thói quen lấy hộp sọ của đối phương làm cốc rượu như Thiền Vu Hung Nô thời Hán giết vua nước Nguyệt Chi rồi lấy hộp sọ làm thành cốc. 

Theo ghi chép của "Hán Thư", Thiền Vu Hung Nô khi tiếp sứ giả đến kết đồng minh có dùng chiếc cốc đầu lâu này để làm lễ cắt máu ăn thề, làm nên một buổi lễ có không khí đáng sợ đến ớn lạnh. Hoặc có thể kể đến Oda Nobunaga (thời Chiến Quốc Nhật Bản, ND) lấy đầu lâu của 3 đối thủ làm thanh cốc dát vàng. Ông ta không bao giờ dùng những cốc này để uống mà chỉ để đôi khi lấy ra ngắm nghía, mời mọi người "thưởng thức".

Nguồn gốc chưa rõ ràng

Một số sách sử có khả năng là ghi chép sớm nhất đề cập chuyện Triệu Tương Tử (Xuân Thu Chiến Quốc, ND) phết sơn lên sọ của kẻ thù là Trí Bá để làm thanh cốc uống rượu. Triệu Tương Tử đem đầu của Trí Bá làm thanh cốc rượu vì hai bên là kẻ thù không đội trời chung. 

Trí Bá vì lợi ích đã nhấn chim lãnh địa của Triệu Tương Tử đồng thời muốn tiêu diệt hòn toàn họ Triệu. Trong suốt 3 năm Triệu Tương Tử đã gắng gượng chố đỡ, cuối cùng dùng kế ly gian đánh bại Trí Bá. Trí Bá thất bại, bị Triệu Tương Tử lấy đầu làm thanh cốc đựng rượu.

Trong truyền thống của Ấn Độ Giáo và Lạt Ma Giáo Tây Tạng cũng có việc dùng hộp sọ của nhà tu hành làm thanh cốc đựng gọi là "Kapala". Kapala được dùng trong nghi thức "Quán Đỉnh" với niềm tin về việc đem lại pháp lực đặc biệt. Từ những trường hợp ở trên, ta thấy được việc hộp sọ làm thanh cốc rượu chỉ có hai khả năng là kẻ thù sống chết hoặc nhà tu hành. 

Tuy nhiên trong lịch sử có một trường hợp không phải nhà tu hành mà cũng không phải thất bại trong tay kẻ thù nhưng hộp sọ vẫn bị lấy đi làm cốc đựng là vua Tống Lý Tông – Triệu Quân. Thậm chí còn tồn tại các dị bản khác nhau là làm cốc rượu đơn thuần, làm Kapala hoặc như trong "Dạ Hàng Thuyền" của Trương Đại ghi là làm… bô.

Pháp khí bằng đầu lâu dát vàng.
Pháp khí bằng đầu lâu dát vàng. (Ảnh: QQ.com).

Thực hiện hành động với di cốt của Tống Lý Tông là Dương Liễn Chân Già. Dương Liễn Chân Già là đệ tử của quốc sư nhà Nguyên Bát Tư Ba, được Hốt Tất Liệt giao chức Giang Nam Thích Giáo Tổng Nhiếp, phụ trách toan bộ công việc Phật Giáo vùng Giang Nam.

Dương Liễn Chân Già được coi là "Yêu Tăng", trong thời gian nhậm chức đã phá hoại văn hóa Hán, trộm phá lăng mộ, trộm đồ tùy táng trong các lăng nhà Nam Tống ở Thiệu Hưng (Chiết Giang, Trung Quốc. ND) để lấy tiền dựng chùa mới.

Các sách Nam Thôn Xuyết Canh Lục và Quý Tân Tạp Thức cho biết tường tận quá trình. Cụ thể vào tháng 9 năm Chí Nguyên 22 (1285. ND), Dương Liễn Chân Già dẫn tùy tùng đến khu lăng mộ nhà Tống, phá hết các lăng mộ, trước sau đào các lăng Ninh Tông, Lý Tông, Dương Hậu… những ai phản kháng đều bị giết. 

Tình trạng ở lăng Tống Lý Tông có phần đặc biệt: khi bọn trộm mộ mở nắp quan tài thì có luồng khí trắng tuôn ra, thi thể như người đang ngủ, ánh sáng châu báu vây quanh, ở dưới lót đệm dệt bông bọc lưới vàng. Sau khi vét hết đồ tùy táng, bọn trộm mộ treo ngược thi thể, móc miệng lấy ngọc dạ minh châu, rút thủy ngân trong bụng.

Do thi thể bảo quản tương đối tốt, Dương Liễn Chân Già phát hiện đầu của Tống Lý Tông to hơn người thường nên sai tùy tùng treo thi thể trên cây 3 ngày để dốc hết thủy ngân rồi lấy đầu làm cốc đựng rượu.

Ảnh vua Tống Lý Tông
Tống Lý Tông. (Ảnh: bảo tàng Cố Cung Đài Bắc).

Tại sao "yêu tăng" này làm vậy? 

theo tín ngưỡng của y nếu đem một đầu vừa lớn lại là đầu của vua đi làm cốc đựng rượu thì sẽ gặp vận may lớn. Đồng thời với tư cách quan chức của Nguyên Mông, Dương Liễn Chân Già đã xây một tháp trắng cao 13 trượng trên nền cũ cung điện nhà Tống ở Lâm An (Hàng Châu. ND), đặt tên "Trấn Bản" với ngụ ý trấn áp nhà Tống, trấn áp Giang Nam.

Sau này Dương Liễn Chân Già không hề gặp vận may mà ngược lại, liên tục gặp vận ác như sựu báo ứng. 

Đáng chú ý là đến khi Chu Nguyên Chương diệt nhà Nguyên xong (1368. ND) đã biết được chuyện về đầu lâu của Tống Lý Tông, cho người đi tìm thì phát hiện đang ở trong tay một nhà sư gọi là Nhữ Nạp. Sau đó Chu Nguyên Chương cho tu sửa lăng mộ nhà Tống, làm cho Tống Lý Tông sau 84 "lưu lạc" cuối cùng được "trở về".

Cập nhật: 16/07/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
  • 4.905