Sự thật về cái chết và 9 câu nói nổi tiếng của Sherlock Holmes

  •  
  • 4.630

Cuộc đời của Conan Doyle – cha đẻ của nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes, có khá nhiều nét tương đồng với nhân vật của mình mà không phải độc giả nào cũng được biết.

Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi danh nhất mọi thời đại. Vị thám tử tài ba xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm trinh thám hay kinh điển Sherlock Holmes của nhà văn Arthur Conan Doyle năm 1887.

Hơn 100 năm kể từ khi ra đời, Sherlock Holmes với chiếc mũ phớt và làn khói thuốc bay ra từ chiếc tẩu, với lối tư duy lạnh lùng đã trở thành hình tượng bất tử về thám tử tài trí, lừng danh trong tiểu thuyết trinh thám và được coi như mẫu nhân vật xuất sắc nhất từng có trong thể loại văn học này.

Sách Kỷ lục Guinness đã thống kê Holmes là nhân vật điện ảnh xuất hiện nhiều nhất, với sự diễn xuất của 70 nam diễn viên khác nhau trong trên 200 bộ phim.

Cuộc đời khốn khó của Sir Arthur Conan Doyle

Chân dung nhà văn Conan Doyle – Cha đẻ bộ truyện “Sherlock Holmes”.
Chân dung nhà văn Conan Doyle – Cha đẻ bộ truyện “Sherlock Holmes”.

Chào đời ngày 22/05/1859 tại Edinburgh, Scotland (nay thuộc nước Anh), Conan Doyle đã phải trải qua một thời thơ ấu khó khăn.

Bố ông vốn là một kẻ nát rượu. Conan Doyle được ăn học chu đáo là nhờ những nỗ lực của người mẹ. Bà là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho tới khi ông đã lập gia đình và theo đuổi nghiệp văn.

Theo học ngành y tại Trường Đại học Edinburgh từ năm 1876 đến năm 1881, sau khi ra trường, Conan Doyle trở thành bác sĩ trên một con tàu biển tới Tây Phi. Một năm sau, ông mở phòng khám tư tại Plymouth. Trong những lúc chờ bệnh nhân, ông bắt đầu viết truyện.

Năm 1890, Conan Doyle tới London mở phòng khám mắt. Lúc này, Doyle quyết định viết truyện ngắn và nhân vật chính vẫn là Sherlock Holmes.

Doyle tin rằng, Holmes và những vụ án của nhân vật này phù hợp với hình thức truyện ngắn. Đúng như Doyle tin tưởng, những truyện ngắn về Holmes đã tạo nên cơn sốt đối với các độc giả yêu thích truyện trinh thám lúc bấy giờ, đặc biệt là tầng lớp trung lưu.

Năm 1887, A Study in Scarlet (Chiếc nhẫn tình cờ), câu chuyện đầu tiên về Sherlock Holmes của Conan Doyle ra mắt và được đông đảo độc giả đón nhận. Nhưng thành công của cuốn sách vẫn chưa giúp gì nhiều cho Conan Doyle trong cuộc mưu sinh. Thậm chí, Conan Doyle bắt đầu cảm thấy hối hận đã tạo ra Holmes vì những câu chuyện phá án của Holmes đã hoàn toàn làm lu mờ những tác phẩm mà ông xem là tác phẩm nghiêm túc của mình chẳng hạn như tiểu thuyết lịch sử Micah Clarke.

Sherlock Holmes và tình yêu đầy mâu thuẫn

Trong truyện, Sherlock Holmes sinh năm 1854. Ông bắt đầu sống ở 221B phố Baker, London, Anh cùng bác sĩ Watson, bạn thân và người viết tiểu sử cho Holmes trong và sau các vụ án.

Tình cảm của Doyle dành cho Holmes diễn ra khá phức tạp. Doyle vừa yêu vừa ghét “đứa con tinh thần” đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nhân loại.

Suốt 2 năm, Doyle cống hiến hết mình cho nhân vật thám tử thông minh kiệt xuất. Nhưng càng đắt khách, áp lực với Doyle càng lớn. Thời hạn hoàn thành tác phẩm do các tạp chí đặt ra ngày càng trở thành gánh nặng với nhà văn. Cuối cùng, Doyle đã quyết định phải “kết liễu” cuộc đời Sherlock Holmes.

Trong truyện ngắn The Final Problem (Vụ án cuối cùng), Conan Doyle đã để Holmes bất cẩn tiến đến mép một tảng đá và rơi xuống thác nước Reeichenbach. Quyết định của nhà văn vấp phải sự phản ứng đầu tiên rất quyết liệt của độc giả. Nhưng Doyle kiên định: “Tôi sẽ bị chỉ trích nhiều lắm nếu “xuống tay” với quý ông lịch lãm này. Nhưng đó không phải là một vụ giết người, đó là hành động tự vệ. Bởi nếu tôi không giết hắn ta. Hắn ta trước sau gì cũng giết tôi”.

Sherlock Holmes
Với Sherlock Holmes, người hâm mộ đã bắt đầu đem suy nghĩ cá nhân của họ vào nền văn hóa đại chúng.

Vào lúc kết liễu Holmes, có lẽ Conan Doyle đã nghĩ rằng thế là đủ. Nếu ông ấy quả thật nghĩ như thế thì ông ấy đã không hiểu cảm xúc của người hâm mộ. Phản ứng của công chúng trước cái chết của Holmes là chưa có tiền lệ đối với các tác phẩm tiểu thuyết.

Hơn 20.000 độc giả của Tạp chí Strand đã hủy đặt báo dài hạn do quá phẫn uất trước sự ra đi quá sớm của Holmes. Tạp chí đã không thể nào trụ nổi. Các nhân viên tòa báo đã gọi cái chết của Holmes và “sự kiện khủng khiếp”.

Đối với Sherlock Holmes, người hâm mộ đã bắt đầu đem suy nghĩ cá nhân của họ vào nền văn hóa đại chúng. Họ muốn những tác phẩm mà họ yêu thích phải đáp ứng mong đợi cụ thể của họ. Họ dường như thật sự muốn có mối quan hệ tương tác với tác phẩm họ hâm mộ.

Tuy nhiên, phải mất tám năm, cho đến năm 1901, trước sức ép của công chúng lớn đến nỗi Conan Doyle phải viết một câu chuyện mới kể về Holmes trước khi qua đời có tên The Hound of the Baskervilles (Con chó săn của dòng họ Baskervilles).

Doyle giải thích, câu chuyện này xảy ra trước khi Holmes đối mặt với cái ngày định mệnh. Năm sau, nhà văn tiếp tục ra mắt The Adventure of the Empty House (Bí mật ngôi nhà trống), trong đó Conan Doyle lý giải rằng chỉ có Moriarty rơi khỏi vách đá còn Holmes thì chỉ giả chết để tiếp tục điều tra về tổ chức của Moriarty.

Hiện nay, nhiều người phải công nhận rằng Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học và là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới. Việc “cha đẻ” của Sherlock Holmes đẩy anh rơi xuống vách đá không hề giết chết Holmes. Holmes sẽ luôn trở lại, trong kiếp này và kiếp sau. Người hâm mộ sẽ luôn nhìn vào điều đó.

Những câu nói nổi tiếng của Sherlock Holmes

Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi danh nhất mọi thời đại.
Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi danh nhất mọi thời đại.

1. Tên tôi là Sherlock Holmes. Công việc của tôi là để biết những gì mà người khác không biết.

2. Bộ óc con người ban đầu như một gian phòng rỗng, ta sẽ phải xếp vào đấy những đồ đạc ta thích. Kẻ ngu ngốc chồng chất vào đó đủ mọi thứ linh tinh đến nỗi các tri thức có thể giúp ích cho hắn bị đè bẹp dưới một đống tri thức khác, đến nỗi khi cần, hắn khó mà lôi ra sử dụng được.

Trái lại, người thợ lành nghề chọn lọc hết sức cẩn thận những thứ xếp vào trong gian phòng ấy. Anh ta chỉ muốn chứa trong đó những dụng cụ có ích cho mình trong công việc; cái nào cái nấy dắp đặt một cách thật ngăn nắp.

Thật là sai lầm nếu cho rằng gian buồng nhỏ bé ấy có những bức tường co dãn và nó có thể phình ra vô cùng tận. Anh (chú ấy đang nói vs bác sĩ Watson) hãy tin rằng rồi sẽ đến lúc mà mỗi khi ta thu nhận đc một hiểu biết mới ta sẽ quên mất cái kiến thức gì đó đã có trong óc.

Vì vậy, chớ có thu nạp những khái niệm vô ích, chúng sẽ đẩy đi mất những điều có ích.

3. Một sai lầm cơ bản là cứ đặt trước các giả thiết khi chưa có trong tay các sự việc thực tế. Làm như vậy khiến cho nhận định của chúng ta dễ bị đi chệch lắm.

4. Tư tưởng của chúng ta phải ngang tầm vĩ đại với tự nhiên khi ta muốn tìm hiểu tự nhiên.

5. Đối với một bộ óc lớn không có gì là nhỏ.

6. Vấn đề không phải là bạn đã làm được gì trong thế giới này mà câu hỏi đặt ra là, những gì bạn có thể làm để khiến mọi người tin rằng bạn đã làm?

7. Khi bạn đã loại bỏ những điều không thể thì điều cuối cùng, dù khó tin đến đâu, cũng chính là sự thật.

8. Chỉ từ một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng.

Như vậy, toàn bộ cuộc sống là một chuỗi mắt xích rộng lớn mà ta có thể biết bản chất của nó, nếu ta biết được một mắt xích.

Như tất cả mọi khoa học khác, “suy đoán và phân tích” là một khoa học mà ta chỉ có thể làm chủ sau một quá trình nghiên cứu lâu dài, bền bỉ.

Người mới đi vào lĩnh vực này nên bắt đầu bằng những vấn đề sơ đẳng: gặp bất kì ai, chỉ bằng vào sự quan sát, ta hãy cố tìm hiểu tiểu sử, nghề nghiệp của người ấy.

Tuy có vẻ ấu trĩ, nhưng thực ra sự tập luyện này rèn giũa các khả năng quan sát của ta và nó dạy cho ta biết cần phải nhìn vào đâu và phải tìm kiếm cái gì.

Móng tay, những vết chai ở ngón trỏ và ngón cái, ống tay áo, đầu gối quần, dáng đi, cách đứng đều là những thứ nói lên nghề nghiệp của một con người…

9. Con người ta, khi được nghe trình bày một chuỗi sự việc hầu hết sẽ tiên đoán kết cục của những sự việc đó.

Họ có thể tập hợp những sự kiện đó trong óc rồi suy ra điều sẽ phải xảy ra. Nhưng không có mấy người, sau khi nghe nó đến cuối cùng, có khả năng suy ra những sự việc nào đã dẫn đến kết cục ấy.

Cập nhật: 17/07/2024 Theo https://phieuplus.com
  • 4.630