Không chỉ sáng lập nên đế chế Mông Cổ hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, Thành Cát Tư Hãn còn để lại những thành tựu vĩ đại về quân sự, chính trị và tôn giáo cho hậu duệ.
Trải qua hơn hai mươi năm lăn lộn trên sa trường, Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất khu vực Nội Mông, đồng thời thu phục hơn 700 dân tộc, sát nhập tới 40 quốc gia khác nhau từ đông sang tây, thành lập nên đế quốc Mông Cổ rộng lớn nhất trên bản đồ thế giới.
Với lãnh thổ trải dài từ Á sang Âu, diện tích của Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn có thể lên tới 2000 vạn km2, nếu tính cả phần lãnh thổ thảo nguyên vốn có, đế quốc này có thể trải rộng tới 3000 vạn km2.
Đế quốc Mông Cổ khi ấy bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ châu Âu và Trung Nguyên. Như vậy dưới thời Thành Cát Tư Hãn, lãnh thổ nước Đại Nguyên có diện tích gấp ba lần so với Trung Quốc hiện tại.
Bản đồ Trung Quốc dưới thời nhà Nguyên.
Dù có trong tay chỉ hơn 20 vạn kỵ binh, nhưng Thành Cát Tư Hãn đã phát động cuộc chiến tranh lớn chưa từng có trong lịch sử loài người kể từ trước đó.
Vị Khả Hãn của Đế chế Mông Cổ đã dùng đội kỵ binh thảo nguyên tinh nhuệ và thiện chiến của mình để chinh phục thành công những vùng đất giàu mạnh, đánh tan những đội quân lên tới hàng ngàn người.
Từ thành tích trên chiến trường, nhà Nguyên dần thu phục những đất nước có tới mấy nghìn vạn nhân khẩu như nhà Kim của người Nữ Chân, nhà Nam Tống của người Hán…
Mạng lưới thông tin liên lạc và vận tải là thế mạnh của đội quân Mông Cổ, cũng là sáng tạo thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của “nhất đại thiên kiêu” Thành Cát Tư Hãn.
Theo nhiều nguồn sử liệu ghi chép lại: trên lãnh thổ của đế chế Mông Cổ có tới hơn 1383 trạm thông tin liên lạc, cứ 20 dặm lại có một trạm phụ trách trao đổi và vận chuyển thư từ cũng như dự trữ vũ khí, lương thực…
Đánh giá về binh vận và giao liên thời kỳ này, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng: đế chế Mông Nguyên có được lãnh thổ trải dài từ Á sang Âu một phần chính là nhờ giao thông đi lại dễ dàng, thư tín vận chuyển nhanh chóng.
Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn đặc biệt chú trọng đầu tư cho quân sự.
Nguyên Thái Tổ đã thành công trong việc đào tạo nên một đội quân tinh nhuệ hàng đầu, cùng với đó là sáng tạo ra những vũ khí tối tân nhất thế giới lúc bấy giờ.
Sở hữu thể chất khỏe mạnh vốn có, lại thêm kinh nghiệm chinh chiến thảo nguyên lâu năm, đội quân của Đại Hãn dù số lượng không nhiều, nhưng đều là những chiến binh “bất khả chiến bại”.
Bên cạnh đó, Thành Cát Tư Hãn còn chú trọng cải tiến và đầu tư trang bị vũ khí. Ông đã tận dụng tài năng của những chuyên gia chế tạo ngoại quốc để cải tiến kỹ thuật binh khí và phương tiện chiến tranh, nhằm tăng cường khả năng chiến đấu cho binh sỹ.
Các chiến binh Mông Cổ ngoài giáp phục cầu kỳ còn được trang bị nhiều loại vũ khí để tấn công địch ở cự ly gần và những mục tiêu xa. Mỗi người sẽ có một cây gươm, một cây mã tấu, một cây liêm khi chiến đấu trên ngựa, đồng thời còn có đoản đao và cung đặc chế…
Trong lịch sử, lực lượng quân đội Nguyên triều được đánh giá là hùng hậu và có sức mạnh vô địch.
Năm 1206, Nguyên Thái Tổ Thành Cát Tư Hãn lập nên Đế quốc Mông Cổ, thống nhất các bộ tốc, sáng lập nên đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.
Nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Hàn Nho Lâm đã từng nhận định: “Đối với lịch sử loài người, dân tộc Mông Cổ có vai trò vô cùng quan trọng, và Thành Cát Tư Hãn có công lao vô cùng vĩ đại.”
Các học giả phương Tây cũng từng ca ngợi Thành Cát Tư Hãn là “ông vua của loài người”.
Mặc dù công cuộc thống nhất lãnh thổ của Đại Hãn đều tiến hành bằng phương thức bạo lực, nhưng Thành Cát Tư Hãn lại cai trị đất nước theo chế độ dân chủ.
Phàm là những quyết sách to nhỏ. Ông đều triệu tập hội nghi các bộ lạc để cùng nhau đưa ra ý kiến.
Về vấn đề dùng người, Thành Cát Tư Hãn trước hết bỏ đi đẳng cấp của các tướng lĩnh, xóa đi khoảng cách giữa các dân tộc. Không phân biệt quê quán, không quan trọng giàu nghèo, chỉ cần là người có tài, Nguyên Thái Tổ đều sẽ trọng dụng và đối xử công bằng.
Nếu như căn cứ vào nguồn tài nguyên thu được từ các lãnh thổ sát nhập, có thể khẳng định rằng Thành Cát Tư Hãn là người giàu có nhất thế giới trong hàng nghìn năm qua.
Khởi đầu từ một bộ lạc du mục nhỏ bé, Nguyên Thái Tổ đã xây dựng nên một đội quân hùng mạnh nhất, đánh chiếm những vùng đất giàu đẹp nhất, sở hữu những nguồn tài nguyên phong phú và dồi dào nhất.
Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn cũng đã từng nói về khát vọng chinh phục của mình: “phải chinh phạt kẻ thù, phải bắt kịp kẻ thù, phải cướp bóc tài sản của bọn chúng…”.
Việc thờ cúng Thành Cát Tư Hãn cho tới thời nhà Nguyên đã chính thức được công nhận là quốc lễ, quốc giỗ.
Từ khi Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt chính thức ban chiếu, quy định nghiêm ngặt về thời gian và cách thức cúng bái. Theo đó, nhân dân Mông Cổ phải làm lễ cúng bái Thành Cát Tư Hãn suốt bốn mùa, với những nghi thức hết sức cầu kỳ và nghiêm ngặt.
Trải qua 700 năm, ngày nay vẫn còn rất nhiều nơi ở châu Âu và châu Á gìn giữ tục lệ thờ cúng này.
Nghi lễ thờ cúng dù phức tạp, nhưng trải qua gần 1 thiên niên kỷ vẫn duy trì trên quy mô rộng như vậy chính là điều vô cùng hiếm thấy.
Thành Cát Tư Hãn vẫn được xếp vào hàng ngũ những vị tướng tài trên thế giới.
Không chỉ duy trì một nền chính trị dân chủ, đế quốc Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn còn rất khuyến khích tự do trong tôn giáo, tín ngưỡng.
Mặc dù là nước đem quân đi xâm lược, nhưng đế chế này không hề áp đặt tôn giáo của mình để cai trị.
Người Mông Cổ khi ấy được tự do lựa chọn tôn giáo của mình, đồng thời các giáo phái cũng được triều đình tạo điều kiện hoạt động và phát triển. Thành Cát Tư Hãn còn hạ lệnh miễn thuế và miễn lao dịch cho các giáo đồ của mọi giáo phái.
Nhà Mông Cổ học Tất Lạp cho rằng: Thành Cát Tư Hãn là người đưa ra khái niệm toàn cầu hóa sớm nhất trên thế giới.
Chính vì ý thức được xu hướng tất yếu này, ông đã lấy đó làm kim chỉ nam cho tầm nhìn chiến lược và các hành động quân sự của mình.
Sự bành trướng của đế chế Mông Cổ, nhìn nhận theo một hướng tích cực mà nói, chính là những biểu hiện sơ khai nhất của xu hướng “toàn cầu hóa” sau này.
Không chỉ là một nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất hàng đầu thế giới, Thành Cát Tư Hãn cũng là một trong những nhân vật lịch sử để lại nhiều bí ẩn nhất cho hậu thế.
Vì sao một cô nhi trên thảo nguyên lại có thể thống nhất nên một đất nước hùng mạnh và rộng lớn nhất trong lịch sử loài người?
Làm thế nào ông có thể chiến thắng hàng chục nước giàu có về kinh tế, mạnh mẽ về quân sự, tiến bộ về văn hóa, trong khi bản thân chỉ nắm trong tay một đội quân hơn 10 vạn người?
Và đâu là sự thật phía sau cái chết cũng như lăng mộ bí ẩn của vị Đãi Hãn Mông Cổ này?
Sự nghiệp lẫy lừng của Thành Cát Tư Hãn là một điều không còn xa lạ, nhưng cho tới ngày nay, những bí ẩn xoay quanh cuộc đời và thân thế của ông vẫn là những câu hỏi chưa được giải đáp.
Đánh giá về Thành Cát Tư Hãn, nhiều sử gia đã nhận định ông là người “thành công nhất từ xưa tới nay”.
Suốt cuộc đời chinh chiến của mình, ông là một vị tướng “bất khả chiến bại”, đã gặp là đánh, đã đánh là thắng.
Uy danh của Thành Cát Tư Hãn cùng sức mạnh kỵ binh Mông Nguyên đã biến đội quân này trở thành nỗi khiếp sợ của cả thế giới, đến nỗi sau này hậu thế vẫn lưu truyền câu nói: “vó ngựa Mông Nguyên đi tới đâu, cỏ xanh không mọc được tới đó.”
Không chỉ là một nhà quân sự kiệt xuất, Thành Cát Tư Hãn còn là một nhà chính trị tài ba, một nhà cải cách có tầm nhìn đi trước thời đại tới hàng trăm năm.
Tuy nhiên, dù nhà Nguyên lớn mạnh cỡ nào, dù Thành Cát Tư Hãn có tài thao lược đến đâu, đế chế Mông Cổ vẫn phải chùn bước trước sức mạnh của người dân Đại Việt ta, sau ba lần xâm lược thất bại vào các năm 1258, 1285 và 1288.
Những dấu mốc lịch sử oai hùng ấy là niềm tự hào của đất nước Việt Nam dù nhỏ bé, nhưng có một sức mạnh tiềm tàng, đẩy lùi những kẻ thù khét tiếng nhất trong lịch sử loài người.