Sửng sốt phát hiện lỗ đen lưu động kích cỡ sao Mộc

  •  
  • 2.468

Các nhà thiên văn học Chile đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một lỗ đen lưu động có kích thước của sao Mộc, nó chỉ tình cờ lang thang trên thiên hà Milky Way giống như một du khách khổng lồ giữa các vì sao.

Đây là một lỗ đen lưu động nặng gấp 30.000 lần khối lượng Mặt trời.
Đây là một lỗ đen lưu động nặng gấp 30.000 lần khối lượng Mặt trời.

Qua Đài Quan sát ALMA, Chile các chuyên gia phát hiện có một chuyển động quỹ đạo nghi là của một vật thể khổng lồ vô hình ẩn nấp sau đám mây tên là Balloon và Stream, cách Trái đất tận 26.000 năm ánh sáng từ trung tâm thiên hà Milky Way.

Sau khi nghiên cứu rõ hơn, các chuyên gia đã phát hiện đó là một lỗ đen lưu động nặng gấp 30.000 lần khối lượng Mặt trời và có kích thước gần bằng sao Mộc.

Lỗ đen bí ẩn này chỉ tình cờ lang thang trên thiên hà Milky Way giống như một du khách khổng lồ giữa các vì sao.

Nói về lịch sử hình thành, các chuyên gia cho rằng lỗ đen này được cho là hình thành khi thiên hà Milky Way xuất hiện lần đầu tiên.

Cập nhật: 29/01/2019 Theo kienthuc
  • 2.468