Tác dụng của cây bồ công anh mà không phải ai cũng biết

  •  
  • 1.984

Ít ai biết, trong y học dân gian cây bồ công anh được dùng điều trị nhiều căn bệnh khó chịu, rất hiệu quả lại vô cùng tiết kiệm chi phí. Nếu chưa biết về những công dụng đó, thì bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Bồ công anh là cây gì?

  • Tên khoa học: Lactuca indica L..
  • Họ: Cúc
  • Tên gọi khác: Rau bồ cóc, rau lưỡi cày, mũi mác, diếp hoang, diếp trời.

Bồ công anh là cây thảo, sống 1-2 năm, thân nhẵn, mọc đứng, màu đốm tía, cao 0.5 – 2m. Lá so le nhau, không có cuống, có răng hoặc hoàn toàn nguyên.

Bồ công anh là cây thảo, sống 1-2 năm, thân nhẵn, mọc đứng, màu đốm tía
Bồ công anh là cây thảo, sống 1-2 năm, thân nhẵn, mọc đứng, màu đốm tía...

Cụm hoa tụ họp thành chùy dài 20 – 40cm, phân nhánh nhiều, mọc tại ngọn và kẽ lá. Bao hình trụ, có 8-10 hoa màu vàng nhạt trên mỗi đầu. Tràng hoa lưỡi dài, vòi nhụy có gai và tai hình dùi.

Quả màu đen, lông trắng nhạt, chảy nhựa khi bấm vào.

Hoa bồ công anh nở tháng 6-7 hằng năm và kết quả tháng 8-9.

Cây bồ công anh mọc ở đâu?

Mọc hoang tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam, vùng trung du và đồng bằng độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển.

Trồng bằng hạt, thu hoạch sau 4 tháng. Ưa đất ẩm: Trong vườn, ven đường đi, nương rẫy, thửa ruộng hoặc bãi sông.

Bồ công anh cũng mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Ấn Độ, Indonexia và một số nước Đông Dương.

Người dân thường hái lá về phơi khô hoặc dùng tươi. Cả hoa và quả đều dùng được và có nhiều tác dụng tốt.

Cây bồ công anh có mấy loại?

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS TS Đỗ Tất Lợi, cây thuốc bồ công anh có tới 3 loại khác nhau được phân biệt qua đặc điểm hình thái và nơi sống:

Cây bồ công anh Việt Nam

  • Tên khoa học: Lactuca indica
  • Họ: Cúc Asteraceae
  • Tên gọi khác: Rau bồ cóc, Diếp hoang, Mót mét, Rau mũi cày, Diếp dại, Diếp trời hay Mũi mác.
  • Chủ yếu mọc ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Đặc điểm: Lá mỏng, hình mũi mác, nhăn nheo, không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới nâu nhạt, có răng cưa thưa mép lá.

Thân thẳng, cao 60 – 100cm, có mấu mang lá, đường kính trung bình 0,2cm, thu hoạch cành và lá vào tháng 5-7.

Cây bồ công anh Trung Quốc

  • Tên khoa học: Taraxacum officinale F. H. Wigg
  • Họ: Cúc Asteraceae
  • Tên gọi khác: Bồ công anh lùn.
  • Được dùng phổ biến làm thuốc chữa bệnh, chính là loại bồ công anh bài viết đang đề cập.

Đặc điểm: Thân cực ngắn, chỉ cao 40 – 60cm mọc trực tiếp từ rễ lên, lá đơn màu xanh lục, mọc chụm tại gốc giống hình hoa thị, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, lá giữa mọc thẳng lên, lá ngoài cong xuống.

Chiều dài lá 15 – 30cm, rộng 4 – 6cm, mặt trên phẳng, cuống dẹp, mép xé răng cưa nhỏ to không đều giống kiểu bị xé rách.

Hoa màu vàng mọc trên cùng, về già thu được hạt. Quả màu nâu đen, hình bầu dục, thuôn hẹp, dài 0,3 – 0,4cm.

Rễ hình trụ đâm thẳng xuống đất. Tất cả bộ phần từ rễ, thân, lá và hoa đều được dùng làm thuốc.

Cây thuốc bồ công anh có tới 3 loại khác nhau.
Cây thuốc bồ công anh có tới 3 loại khác nhau.

Cây chỉ thiên

  • Tên khoa học: Elephantopusvscaber L
  • Họ: Cúc Asteraceae
  • Tên gọi khác: Cây thổi lửa, cây cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo. Dân tộc Tày gọi là Nhả đản, dân tộc Thái gọi là co Tát nai, các thầy lang gọi là Thiền hồ nam, sách y học Trung Quốc gọi là Suy hỏa căn, khổ địa đàm hoặc thiên giới tháu…
  • Mọc chủ yếu ở miền Nam, ít được dùng làm thuốc.

Ở nước ta, dựa vào màu sắc mà chia thành 3 loại: bồ công anh tím, trắng và vàng. Tất cả các loại đều có thể dùng làm rau hoặc trà, nhưng dược tính khác nhau, cần phân biệt rõ và thận trọng liều lượng.

Tác dụng của cây bồ công anh

  • Trị sản hậu không cho con bú, căng sưng vú tắc tia sữa: Giã nát đắp lên vú 3-4 lần ngày.
  • Chữa bỏng nhiễm trùng: Giã nát bồ công anh tươi, trộn cồn 75 độ, đắp lên vết bỏng.
  • Trị nốt ruồi da: Bồ công anh tươi giã lên nốt ruồi.
  • Chống loãng xương, bảo vệ xương: Nhờ hàm lượng Canxi và Magie cao tốt cho người bị loãng xương hay còi xương. Bằng cách dùng lá bồ công anh và cà rốt xay nước uống mỗi ngày 100 ml.
  • Tăng cường sức khỏe, trị suy nhược cơ thể: Bồ công anh thải độc, lợi máu, tăng sức đề kháng rất tốt, một cốc nước ép lá tươi mỗi ngày giúp cải thiện các tình trạng trên.
  • Chống oxy hóa: Bồ công anh chứa chất chống oxi hóa hỗ trợ cơ thể chống lại tổn thương do gốc tự do (nguyên nhân lão hóa nhanh và bệnh ung thư). Năm 2011, tại Đại học Windsor Canada người ta tiến hành nghiên cứu rễ bồ công anh, kết quả cho thấy khả năng loại bỏ ung thư nhờ cơ chế loại bỏ các gốc tự do.
  • Công dụng lợi tiểu: Rễ bồ công anh giúp giảm axit uric, thúc đẩy thải độc ở gan, kích thích sản xuất nước tiểu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và có lợi cho cơ quan sinh sản. Những người có nguy cơ mắc ung thư bàng quang, dùng bồ công anh thường xuyên giúp ngăn ngừa căn bệnh này với cơ chế tăng đào thải độc tố, tăng lượng nước tiểu không cho tích tụ.
  • Trị khó tiêu, đầy bụng, kích thích tiêu hóa: Lá bồ công anh 15g sắc với 1 lít nước còn 400ml, chia 2 lần uống/ngày.

Ở Mỹ, bồ công anh được xem là “thần dược” với nhiều công dụng như hỗ trợ điều trị ung thư vú, loét bao tử…

Chứa nhiều dinh dưỡng: Vitamin A, B, C hàm lượng cao, tình bột, chất béo, các nguyên tố vi lượng Magiê, Canxi, Sodium… Đặc biệt là sắt (hàm lượng cao hơn cả trong rau dền).

Bồ công anh có tác dụng trị đau bụng, đau khớp, đau cơ, chán ăn, ợ hơi, vết chàm và vết bầm tím, lợi tiểu, lợi đại tiện và giúp nhuận trường.

Một số nơi dùng làm thuốc bổ máu, bổ tỳ vị, dưỡng da, trị ung thư và viêm (nhất là viêm nhiễm lan truyền). Trong bồ công anh chứa Polysaccharides là chất có khả năng ngăn ngừa ung thư vú.

Ngoài ra, bồ công anh dùng làm món ăn thơm ngon, chế biến trà khô sử dụng hằng ngày, thanh lọc cơ thể, thải độc gan cùng nhiều tác dụng khác chưa kể đến.

Bồ công anh có tác dụng trị đau bụng, đau khớp, đau cơ, chán ăn, ợ hơi...
Bồ công anh có tác dụng trị đau bụng, đau khớp, đau cơ, chán ăn, ợ hơi...

Cây bồ công anh chữa bệnh gì?

  • 1. Trị đinh nhọt: Giã nát vắt nước trộn với rượu sắc uống cho ra mồ hôi.
  • 2. Trị lở loét lâu ngày, rắn, bọ cạp cắn: Giã nát đắp vào vết thương.
  • 3. Chữa viêm kết mạc cấp tính: Bồ công anh tươi 80g và 7 trái chi tử sắc uống ngày 2 lần. Kết hợp sắc nước bồ công anh xông mắt.
  • 4. Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 40g sắc nước uống.
  • 5. Tiêu độc, giảm mụn nhọt: Bồ công anh 12g, không đầu ngựa 12g, vòi voi 12g, liên kiều 12g, kim ngân hoa 10g, kinh giới 10g, hạ khô thảo 10g và cỏ mần trầu 10g. Tất cả phơi khô thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 1/4, chia 2 lần uống trong ngày.
  • 6. Chữa bệnh đau dạ dày: Bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g, đun 15 phút với 300ml nước, thêm ít đường, chia uống 3 lần/ngày, liên tục 10 ngày thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.
  • 7. Trị chứng táo bón, nhuận tràng, viêm Amidan: Lấy 120-180g khô sắc uống ngày 2 lần.
  • 8. Chữa viêm ruột thừa: Bồ công anh 40g, đại hoàng 20g, xuyên luyện tử 20g, kim ngân hoa 20g, xích thược 16g, đào nhân 12g và sinh cam thảo 12g. Sắc uống 2 lần/ngày.
  • 9. Trị bệnh viêm gan cấp tính: Bồ công anh 20g, nhân trần 20g, bạch mao căn 20g, thổ phục linh 20g. Sắc nước uống 2 lần/ngày.
  • 10. Trị bệnh quai bị: Dùng 30g tươi hoặc 20g khô giã nát, thêm đường phèn và lòng trắng trứng gà, bọc vải đắp lên quai bị.
  • 11 Chữa viêm bàng quang, tiêu hóa kém: Bồ công anh 40g, quất bì 24g và sa nhân 12g, tán thanh bột, uống mỗi lần 2g, 3 lần/ngày.
  • 12. Trị bệnh rối loạn gan mật: Nước ép lá bồ công anh và xà lách giúp gan mật hoạt động tốt hơn, người bệnh nhân vàng da và đau gan có thể uống hàng ngày.
  • 13. Trị mụn cóc: Lấy chất dịch tiết ra từ gốc cây bôi lên mụn cóc, ngày 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • 14. Điều trị viêm loét dạ dày, ung thư vú: Bồ công anh khô 20g, hạ khô thảo 20g và kim ngân hoa 20g, sắc 600ml nước còn ½, uống 2-3 lần/ngày.
  • 15. Phòng chống các bệnh do thiếu Vitamin K: Vitamin K giữ vai trò quan trọng với sức khỏe tim, cung cấp khoáng cho xương (cải thiện chức năng và hạn chế nguy cơ gãy xương), chống đông máu (phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt), duy trì chức năng chức năng não bộ và hệ chuyển hóa. Ngoài ra còn phòng chống các bệnh ung thư mũi, miệng, dạ dày, kết tràng và tiền liệt tuyến. Năm 2014, một nghiên cứu trên 7000 người tình nguyện, kết quả Vitamin K giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong do ung thư và tim mạch. Bồ công anh có thể cung cấp 500% giá trị Vitamin K cho cơ thể mỗi ngày.

Uống trà bồ công anh sẽ hạn chế được các vấn đề về thận và nang cơ quan sinh sản
Uống trà bồ công anh sẽ hạn chế được các vấn đề về thận và nang cơ quan sinh sản.

  • 16. Phòng bệnh tiểu đường: Uống trà bồ công anh là cách kích thích cơ thể sản sinh Insulin và giữ lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định qua cơ chế loại bỏ lượng đường dư thừa. Trên thân bồ công anh có một lớp sáp lỏng, khi chạm vào sẽ dính lên da giúp trừ sâu, sát trùng, diệt nấm và vi khuẩn tấn công da, nhất là những người bị ngứa hoặc kích thích da do nhiễm trùng, chàm, vảy nến hoặc bệnh ecpet mảng tròn có thể dùng lớp sáp này điều trị.
  • 17. Phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống trà bồ công anh sẽ hạn chế được các vấn đề về thận và nang cơ quan sinh sản, kết hợp với một loại thảo dược khác giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới.
  • 18. Trị rắn cắn: Sau khi rút hết mủ và độc tố, giã nát lá bồ công anh đắp lên. Liên tục trong vòng 1 tuần.
  • 19. Điều trị viêm túi mật: Dùng 30g lá khô sắc uống mỗi ngày.
  • 20. Trị mắt đau sưng đỏ: Lá bồ công anh 40g và dành dành 12 g sắc uống ngày 1 lần.
  • 21. Trị viêm họng: Bồ công 40g, kim ngân hoa 20g và cam thảo nam 10g sắc uống ngày 1 lần.
  • 22. Chữa viêm phổi, phế quản: Bồ công 40g, vỏ rễ dâu 20g, kim ngân hoa 20g, hạt tía tô 10g và cam thảo nam 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách sử dụng cây bồ công anh

  • Làm trà: Rễ hoặc hoa ngâm trong nước sôi 30 phút uống như trà.
  • Nấu nước rễ bồ công anh nướng: Rễ rửa sạch, cắt lát, nướng 30 phút nhiệt độ 300oC, rồi ngâm với nước sôi 10 phút uống. Cách này giúp giải độc, tăng miễn dịch, tăng cường chức năng gan, có thể uống vào buổi sáng thay cà phê.
  • Làm nước sốt món ăn: Kết hợp với rau ngò chế biến nước sốt giúp tăng hương vị món ăn, lại giàu chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn gốc tự do, kháng virus và hỗ trợ cơ thể giải độc.
  • Nguyên liệu trong món salad: Bồ công anh làm món rau trộn với bông cải xanh, cải trắng. Tuy nhiên vị hơi đăng hơi khó ăn. Cách này giúp bổ sung Vitamin C và tăng cường chất cơ.
  • Món rau xào: Rau bồ công anh xào tỏi, vắt chút chanh khi ăn rất ngon. Có thể thêm ớt và hành tây tùy khẩu vị.
  • Một số món ăn khác: Mì ống, mì hải sản. Làm món cá hồi: Thái nhỏ bồ công anh rồi trộn với cá, giúp bổ sung Omega 3, chất béo, mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe.

Tác dụng phụ của rau bồ công anh

Một số người dùng bồ công anh sẽ gặp tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn...
Một số người dùng bồ công anh sẽ gặp tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn...

Một số người dùng bồ công anh có thể bị phản ứng phụ như buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, viêm túi mật, sỏi mật, phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

Tuy nhiên những hiện tượng trên rất ít khi xảy ra, những người có cơ địa không hợp có thể thuộc các nhóm sau:

  • Trẻ em, người có bầu và đang cho con bú
  • Người suy tim sung huyết, cao huyết áp, mắc bệnh tiểu đường hoặc mất cân bằng điện – nước sinh lý
  • Người mắc hội chứng kích thích ruột, tiêu hóa, tắc ống dẫn mật, tắc ruột hoặc dị ứng với nhựa cao su
  • Người bị lạnh bụng, tiêu chảy hoặc tỷ vị hư hàn
  • Người bị mẫn cảm với loại thảo dược này.

Ngoài ra, tác dụng phụ còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Lưu ý: Thông tin về cây bồ công anh chúng tôi chia sẻ chỉ để tham khảo, không mang tính chẩn đoán điều trị. Đề nghị không tự ý áp dụng khi chưa hỏi ý kiến thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.

Cập nhật: 03/05/2021 Theo fao.org.vn
  • 1.984