Tại sao cá voi sát thủ mẹ luôn có xu hướng thiên vị với những đứa con trai?

  •  
  • 426

Theo các nhà khoa học, nếu một con cá voi sát thủ mẹ sinh ra một con đực thì đó rất có thể sẽ làm lần cuối cùng chúng sinh con.

Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Cá voi (CWR) ở Harbor, Washington, Hoa Kỳ được công bố trên tạp chí Current Biology, những con cá voi sát thủ đực trưởng thành sống dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Bắc Mỹ đặc biệt gắn bó với mẹ của chúng.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng một bộ phận cá voi sát thủ, không di cư mà sống toàn thời gian ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ, thường đối xử thiên vị theo một cách đặc biệt với con trai của chúng, ngay cả sau khi chúng đã trưởng thành. Nghiên cứu của CWR cho thấy những hành vi tương tự này không được thể hiện đối với con gái của những con cái voi sát thủ này.

Tuy nhiên, những gì đã được quan sát không chỉ là sự thiên vị của cha mẹ. Theo phát hiện của trung tâm, dường như có một lợi thế tiến hóa nhất định để cá voi sát thủ mẹ chăm sóc thêm cho con trai của chúng. Giám đốc nghiên cứu của CWR, Michael Weiss cho biết: "Hơn một thập kỷ qua, chúng tôi đã biết rằng những con cá voi sát thủ đực trưởng thành vẫn dựa vào mẹ của chúng để duy trì sự sống".

Cá voi sát thủ cũng có tập tính xã hội rất cao
Cá voi sát thủ cũng có tập tính xã hội rất cao, chúng là loài động vật sống theo chế độ mẫu hệ, đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của cá voi sát thủ thường sẽ có 5 - 6 thánh viên trong cùng một gia đình, hoặc những con có quan hệ họ hàng gần sẽ đi với nhau để tạo thành một công đồng, những cộng đồng có tổ tiên chung sẽ tạo thành các thị tộc. Mối quan hệ giữ các thành viên trong gia đình của cá voi sát thủ vô cùng khăng khít và cũng không thua kém gì xã hội của loài người.

Những con cá voi sát thủ không di cư ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ thường ăn cá hồi chinook, và những gì các nhà nghiên cứu của CWR phát hiện ra là cá mẹ chỉ ăn một nửa số cá mà chúng bắt được.

Trong khi đó, con trai của chúng sẽ có xu hướng đi theo phía sau cá mẹ để ăn phần còn lại. Nghiên cứu này được thực hiện trên nhiều thế hệ cá voi sát thủ ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và cần nghiên cứu thêm để xác định xem những hành vi này có xuất hiện ở các quần thể cá voi sát thủ khác hay không.

Theo giám đốc nghiên cứu của CWR, Michael Weiss, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy một loài động vật đang đầu tư lâu dài cho sức khỏe và hạnh phúc của con cái chúng. Weiss nói thêm: "Nghiên cứu trước đây của chúng tôi đã chỉ ra rằng ở loài cá voi sát thủ, con trai sẽ có cơ hội sống sót cao hơn nếu có mẹ ở bên".

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem liệu sự trợ giúp bổ sung đó có phải hy sinh bất cứ điều gì hay không, và câu trả lời quả nhiên là có. Weiss cho biết: "Những con cá voi sát thủ mẹ sẽ phải trả một cái giá rất đắt về khả năng sinh sản trong tương lai của chúng để giữ cho đứa con trai của chúng được sống".

Cá voi sát thủ đực sau khi trưởng thành vẫn có thể ở lại đàn của mình
Dù sống theo chế độ mẫu hệ, nhưng những con cá voi sát thủ đực sau khi trưởng thành vẫn có thể ở lại đàn của mình, và chúng chỉ tạm thời nhập vào một đàn khác để giao phối rồi sau đó lại quay trở về đàn của mình. Nhưng cá voi sát thủ cái sau khi trưởng thành có thể tự tách ra là xây dựng một đàn mới cho riêng mình.

Điều mà nghiên cứu của CWR kết luận là có sự đánh đổi đối với cá voi sát thủ mẹ khi chúng sinh con đực - chúng sẽ không có khả năng sinh thêm bất cứ lần nào nữa. Điều này được cho là do cá voi sát thủ mẹ không tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng để sinh sản thành công - những con cá mẹ chia sẻ một nửa những gì chúng bắt được cho đứa con trai đã trưởng thành của mình.

Tuy nhiên, điều mà cá voi sát thủ mẹ đạt được khi làm như vậy là khả năng con trai của chúng sẽ trở thành con đực sinh sản chiếm ưu thế trong quần thể cao hơn.

Bằng chứng cho thấy sự sắp xếp giữa cá voi sát thủ đực trưởng thành và mẹ của chúng là sự đồng thuận, trong một số quần thể cá voi sát thủ, bà ngoại đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc xã hội. Về lưu ý đó, giáo sư Darren Croft của Đại học Exeter, người tham gia vào nghiên cứu, cho biết: "Nếu một con cá voi sát thủ mẹ có thể khiến con trai của nó trở thành con đực to lớn trong quần thể, thì những con non ở những đàn lân cận về sau đều sẽ là con cháu của nó".

Con đầu đàn thường là những con cá voi cái già
Con đầu đàn thường là những con cá voi cái già, bởi chúng đã nắm vững kinh nghiệm và trí tuệ được gia đình tích lũy từ nhiều đời. Những con cá voi cái già không chỉ có thể hướng dẫn cá voi con kiếm thức ăn mà còn có thể dạy những con cá voi cái non khác cách hoàn thành trách nhiệm của một người mẹ. Và một số dữ liệu cho thấy các nhóm cá voi sát thủ do cá voi cái già dẫn đầu sẽ không dễ dàng bỏ rơi bạn tình khi không thể săn mồi. Khi thức ăn khan hiếm nhất, chúng sẽ chia sẻ thức ăn với các thành viên trong gia đình và cùng nhau gánh chịu sức nặng của cuộc sống.

Một nghiên cứu vào năm 2004 đã chỉ ra rằng cấu trúc đã được giải mã của bộ não của cá voi sát thủ giống với cấu trúc của não người một cách đáng ngạc nhiên - Không chỉ có vỏ não gấp nếp cao mà còn có các vùng não tương tự với con người, đồng thời chúng cũng có các vùng não quan trọng và rất phát triển trong việc kiểm soát nhận thức và cảm xúc.

Ngoài ra, mức độ thân thiết của loài động vật này với con người thậm chí còn khiến người ta quên mất hình ảnh "kẻ hung hãn dưới biển" của nó.

Trong môi trường hoang dã, chưa từng có ghi nhận nào về việc cá voi sát thủ tấn công con người, thậm chí chúng còn giúp đỡ những người bị rơi xuống nước. Ngay cả khi tàu đánh cá săn bắt cá voi con, cá voi cái mẹ cũng chỉ kêu gào chứ không tấn công lại.

Cập nhật: 20/03/2023 PNVN
  • 426