Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc rằng tại sao chúng ta thường cảm thấy rất ngứa khi các vết thương ngoài da bắt đầu lên da non và dần lành lại. Đâu là nguyên nhân của cơn ngứa này và làm sao để dịu bớt cảm giác này?
Ngứa ngáy khi vết thương chuẩn bị lành là hiện tượng hết sức bình thường. Điều này chứng tỏ vùng da bị tổn thương của bạn đang được tái tạo. Vậy cơ chế tái tạo của da ra sao?
Nếu muốn trả lời câu hỏi: “Tại sao các vết thương thường ngứa khi chúng lành lại?” thì trước tiên, bạn nên tìm hiểu quá trình lành lại của da.
Làn da là lớp bảo vệ cơ thể đầu tiên khỏi các tác nhân gây hại và có vai trò giống như là một hệ thống an ninh. Khi có bất cứ tác nhân nào xâm nhập vào vành đai bảo vệ này, chúng sẽ báo động để cơ thể bắt đầu tiến hành cơ chế phục hồi lại da. Sau đây là 4 giai đoạn cơ bản của quá trình lành da sau khi bị thương:
Sở dĩ chúng ta cảm thấy ngứa ở vùng da xung quanh vết thương sắp lành là do chất histamin tạo nên quá trình loại bỏ vẩy trầy. Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn còn nhiều thiếu sót bởi trong nhiều trường hợp, các vẩy trầy sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngứa trước khi vết thương lành.
Một cách lý giải nữa là khi da chúng ta bị rách thì các mạch máu cũng bị đứt ra. Khi vết thương bắt đầu lành, làn da non mới mọc rất mỏng và các mạch máu thậm chí rất nhạy cảm. Vì vậy, khi da bắt đầu lành lại thì các mao mạch này sẽ thông báo tín hiệu sai đến não và não sẽ lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi vào vết thương.
Ngoài ra, nhiều người lại cho rằng khi vết thương lành đi thì các vảy trầy sẽ kéo da non lại, làm cho các vùng da xung quanh vảy trầy trở nên ngứa ngáy. Ngoài ra, khi có da bị tổn thương thì có nghĩa là các mạch máu và các lỗ chân lông cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vùng da không có dầu sẽ trở nên khô hơn, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy.
Quá trình hình thành da non.
Bạn có thể dùng thuốc bôi kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa vết thương lành nhanh và ít ngứa hơn;
Để vết thương mau lành miệng và bớt ngứa, bạn cần lưu ý giữ cho miệng vết thương luôn khô sạch và không bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, các sản phẩm được bán tại các hiệu thuốc như các loại kem trị ngứa hoặc tinh dầu vitamin E,… cũng có thể giúp bạn làm dịu các cơn ngứa ngáy.
NHiều ông bà xưa dặn rằng, việc lên da non là chuyện hết sức bình thường, cứ mặc kệ, khi nào da lành thì tự hết. Tuy nhiên, điều này lại vô tình để lại sẹo, da bị viêm nhiễm, gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng sức khỏe. Chính vì vậy, khi vết thương đang dần hồi phục, lên da non, bạn nên áp dụng các phương pháp sau:
Vệ sinh vết thương đúng cách sẽ giúp làn da dễ chịu hơn. Các vi khuẩn hay dị nguyên gây tổn thương da sẽ được loại bỏ, giúp quá trình phục hồi rút ngắn thời gian. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dùng rửa vết thương đã được kiểm duyệt an toàn, hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vùng tổn thương. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó sẽ giảm đau rát, bảo vệ da được an toàn, phục hồi nhanh.
Ngoài ra, việc massage nhẹ nhàng lên vùng da non cũng rất hiệu quả. Kích thích da bằng việc massage sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, cải thiện chu trình tuần hoàn máu, giảm khả năng để lại sẹo sau này.
Vệ sinh vết thương đúng cách sẽ giúp làn da dễ chịu hơn.
Nếu muốn dùng thuốc để chống ngứa ngáy, bạn cần hỏi ý kiến của các bác sĩ để được kê toa và hướng dẫn sử dụng đúng cách. Acetaminophen là một trong những loại thuốc thường được dùng khi lên da non, chỉ định điều trị đau nhức, tổn thương mô,…
Bên cạnh đó, một số thuốc kháng histamin cũng được chỉ định điều trị để giảm ngứa ngáy.
Bạn cũng có thể dùng kem trị ngứa hay tinh dầu vitamin E trong trường hợp này. Các chất này sẽ giảm ngứa, làm da dễ chịu hơn.
Chế độ ăn uống có vai trò khá lớn trong quá trình làm lành vết thương, phục hồi da. Một số loại thực phẩm cần bổ sung là:
Bên cạnh những phương pháp chữa trị trên thì khi bị ngứa da non bạn cần chú ý các vấn đề sau:
Vậy là bạn đã biết tại sao chúng ta thường cảm thấy rất ngứa khi các vết thương ngoài da bắt đầu lành lại và mọc da non. Đừng quá lo lắng về hiện tượng này nhé