Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy các thiên hà xa xôi mà không thể thấy các hành tinh lân cận?

  •   4,52
  • 4.389

Chúng ta có thể nhìn rõ hình ảnh của các thiên hà cách xa hàng nghìn năm ánh sáng, nhưng không thể nhìn thấy các hành tinh chỉ cách Trái đất vài năm ánh sáng - một điều nghe có vẻ vô lý và kỳ lạ nhưng lại là sự thật. Nguyên nhân là do đâu? Hãy cũng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây, bạn sẽ có những phát hiện thú vị đấy!

Thiên hà là một tập hợp khổng lồ với hàng tỷ ngôi sao, hành tinh, bụi và khí. Có nhiều loại thiên hà trong không gian, thiên hà chứa Hệ Mặt Trời (trong đó có Trái đất) của chúng ta được gọi là Dải Ngân Hà (Milky Way).

Thiên hà Tiên nữ (Andromeda galaxy)thiên hà xoắn ốc gần Ngân Hà của chúng ta nhất. Dù khoảng cách lên tới 2,5 triệu năm ánh sáng, Thiên hà Tiên nữ lớn đến mức nó là thứ xa nhất mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường (miễn là bạn đến đúng nơi, vào đúng thời điểm).

Thiên hà tiên nữ
Thiên hà Tiên nữ (Andromeda galaxy) là thứ xa nhất mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Do đó, có vẻ kỳ lạ khi chúng ta không thể nhìn thấy những hành tinh chỉ cách Trái đất vài năm ánh sáng. Trên thực tế, chúng ta hầu như không thể nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt trời!

Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy những thiên hà xa xôi?

Mặc dù cách Trái đất rất xa, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy các thiên hà bằng mắt thường vì hai lý do chính: chúng rất lớn và rất sáng.

Con người có thể nhìn thấy các thiên hà bằng mắt thường bởi chúng rất lớn và rất sáng.
Con người có thể nhìn thấy các thiên hà bằng mắt thường bởi chúng rất lớn và rất sáng.

Tuy rằng các thiên hà thực sự rất xa hành tinh của chúng ta (và Hệ Mặt Trời), nhưng không thể phủ nhận chúng rất lớn. Dải Ngân hà của chúng ta có thể bao gồm 100 đến 400 tỷ ngôi sao, và có chiều ngang khoảng 100.000 năm ánh sáng.

Tuy nhiên, Thiên hà Tiên nữ còn lớn hơn rất nhiều - rộng tới 220.000 năm ánh sáng!

Thiên hà gần nhất với Trái đất là Thiên hà lùn Đại Khuyển (Canis Major Dwarf Galaxy), nằm cách Mặt Trời 25.000 năm ánh sáng (gần 236.000.000.000.000.000.000 km!). Sau đó là Thiên hà lùn Elip Nhân mã (Sagittarius Dwarf Elliptical Galaxy), cách Mặt Trời 70.000 năm ánh sáng (662.000.000.000.000.000.000 km!).

Có thể thấy, các thiên hà thực sự rất lớn, đó là lý do chúng ta có thể nhìn thấy chúng từ Trái đất.

Bên cạnh đó, các thiên hà còn cực kỳ sáng, nhờ có hàng tỷ tỷ ngôi sao mà chúng chứa đựng, giúp chúng ta có thể nhìn thấy chúng trên bầu trời đêm.

Tại sao chúng ta không thể nhìn thấy các hành tinh trong khi có thể nhìn thấy các thiên hà ở xa?

Một điều thường bị bỏ qua khi nói về các hành tinh là: so với thiên hà, các hành tinh nhỏ đến mức bất ngờ .

So với các thiên hà, các hành tinh cực kỳ nhỏ và mờ.
So với các thiên hà, các hành tinh cực kỳ nhỏ và mờ.

Nếu một thiên hà là một quả bóng rổ, thì một hành tinh sẽ nhỏ hơn một triệu lần so với... một hạt bụi bám vào quả bóng rổ đó. Trên thực tế, nó thậm chí còn nhỏ hơn thế.

Chúng ta không thể nhìn thấy các hành tinh (ngoài Hệ Mặt Trời) chỉ cách Trái đất vài năm ánh sáng bởi vì chúng quá nhỏ để có thể quan sát từ một khoảng cách như vậy. Thêm vào đó, các hành tinh không sáng. Chúng chỉ phản xạ ánh sáng rơi trên bề mặt và ánh sáng đó quá mờ để có thể quan sát được từ Trái đất.

Hãy thử nghĩ theo cách này: bạn có thể dễ dàng nhìn thấy một ngọn đồi sừng sững cách nhà bạn 10-15 km, nhưng liệu bạn có thể nhìn thấy một hạt bụi nằm cách mắt bạn chỉ vài mét? Chắc hẳn là không.

Theo cách tương tự, một thiên hà xa xôi có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng một hành tinh gần đó hoàn toàn không thể nhìn thấy, vì hành tinh sau quá nhỏ và quá mờ để có thể quan sát từ Trái đất.

Lưu ý rằng chúng ta có thể nhìn thấy các hành tinh gần Trái đất hơn nhiều, chẳng hạn như một số hành tinh trong Hệ Mặt trời. Những hành tinh này có thể nhìn thấy vào các thời điểm khác nhau trong năm và ở các vị trí khác nhau trên bầu trời tùy thuộc vào nơi bạn sống trên Trái đất. Ví dụ, sao Kim rất dễ thấy trên bầu trời và trông giống như một ngôi sao lớn với màu bạc lấp lánh.

Cập nhật: 23/01/2021 Theo vnreview
  • 4,52
  • 4.389