Những bài hát chúng ta nghe khi còn niên thiếu thường trở thành những bài được yêu thích suốt cả đời. Đó là bởi chúng đã được gắn vào trí não trong một thời điểm quan trọng nào đó.
(Ảnh: iStockphoto) |
Janssen đã trình bày nghiên cứu của mình về việc ký ức được hình thành như thế nào trong Hội thảo quốc tế về Ký ức lần thứ 4 diễn ra tại Sydney, Australia, trong tuần này.
Anh cho biết lỗ hổng kỷ niệm này có thể được lý giải một phần bởi khả năng lưu trữ các sự kiện tốt hơn trong thời đầu của sự trưởng thành.
"Bạn sẽ ghi nhớ được nhiều sự kiện hơn trong giai đoạn từ 10 đến 25 tuổi và lỗ hổng kỷ niệm có đỉnh điểm là từ 16 đến 20", Janssen nói. "Bộ não làm việc tối ưu vào thời điểm đó. Đó là một miếng bọt biển và nó hút tất cả mọi thứ". Chúng ta cũng học ngôn ngữ và nhạc cụ tốt nhất vào thời điểm này.
Nhưng việc chúng ta ghi nhớ các bài hát từ khi còn nhỏ không chỉ liên quan tới lỗ hổng kỷ niệm. Chúng ta dễ hình thành nên mối liên kết cá nhân với những bài hát nào đó từ thời niên thiếu là do chúng ta thường nghe đi nghe lại một bài.
Janssen tìm thấy khi được yêu cầu đánh giá 3 bài hát, bộ phim và quyển sách yêu thích nhất, người tham gia thường chọn chủ yếu những thể loại mà họ nghe, xem và đọc trong độ tuổi 16 đến 21.
Các bộ phim và sách thì thường được chọn trong thời điểm gần hơn. Đó là bởi chúng ta chỉ xem sách và phim một vài lần nhưng bài hát thì lại được tiếp xúc rất nhiều lần, Janssen lý giải.
M.T