Các động vật có vú có thể mang thai nhiều lần, nhưng chúng phải tạm dừng việc thụ thai một quãng thời gian sau mỗi lần. Vậy điều kì dị gì khiến chuột Wallaby chưa sinh con đã có thể mang thai.
Chuột túi wallaby là loài chuột túi cỡ nhỏ có ngoại hình giống như Kangaroo nhưng có kích thước nhỏ hơn. Con lớn nhất cao khoảng 1,8 m tính từ đầu đến đuôi với cân nặng khoảng 30kg. Wallaby làloài bản địacủa nước Úc, có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh, vùng núi đá và vùng có địa hình gồ ghề.
Hầu hết các động vật có vú trên thế giới có thể mang thai nhiều lần trong suốt tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, đa số cần phải tạm dừng việc này một quãng thời gian sau mỗi lần sinh nhưng chuột Wallaby có thể thụ thai từ 1 - 2 ngày trước khi sinh đứa con khác trong bụng.
Các nhà khoa học lí giải là do chuột túi Wallaby có 2 tử cung, mỗi cái có buồng trứng và cổ tử cung riêng nên việc thụ thai mới khi đang mang thai là điều chúng làm được dễ dàng.
Chuột Wallaby có thể thụ thai từ 1 - 2 ngày trước khi sinh đứa con khác trong bụng.
Theo các nhà nghiên cứu, chu kỳ sinh nở của một con chuột túi Wallaby cái là rất liên tục. Chúng thường giao phối vào tháng 1 và tháng 2, trước khi sinh đứa con đang mang thai trong bụng từ 1 - 2 ngày. Đứa con mới sinh sẽ chui vào túi của mẹ để được chăm sóc. Phôi thai mới được thụ tinh hay còn được gọi làphôi nang, bao gồm khoảng 80 - 100 tế bào sẽ vẫn ở trong tử cung, không hoạt động.
Trong khi đó, đứa con mới sinh sẽ tiếp tục được cho bú và dần lớn lên. Đến khoảng tháng 9, "em bé" này sẽ sẵn sàng rời khỏi túi mẹ. Đây cũng chính là khoảng thời gian trùng với mùa xuân ở nam bán cầu (Úc ở nam bán cầu) với những ngọn cỏ xanh mướt có ở khắp mọi nơi, tốt cho sự phát triển của những con chuột túi Wallaby con. Khi đó, chuột túi Wallaby con sẽ ít cần sự chăm sóc của mẹ hơn và đến tháng 12 thì được cai sữa.
Ở giai đoạn phôi thai, Wallaby con còn đỏ hỏn không có lông lại còn bị mù và chỉ bé bằng cỡ hạt đậu. Sau chừng 4 đến 5 tuần thai nghén, chúng được chuyển vào túi của con mẹ và bắt đầu được cho bú sữa mẹ trong 6 đến 8 tháng.
Chúng phải ở trong túi cho đến khi phát triển cứng cáp, lông bắt đầu mọc, nhìn thấy được và có khả năng nhảy thì mới có thể xuất hiện.Thời gian đầu, các Wallaby con dành phần lớn thời gian ở bên ngoài để ăn cỏ và tích lũy các kĩ năng sống cần thiết, chúng chỉ chui vào trong túi để ngủ hoặc khi cảm thấy bị đe dọa.
Ở một số loài, con con vẫn ở nguyên trong túi chừng một năm nữa hoặc cho đến khi con khác được sinh ra đời. Tuy nhiên, hầu hết chúng bắt đầu phải sống tự lập sau khi sinh 9 tháng.
Một con Wallaby cái có khả năng tiết ra hai loại sữa khác nhau cùng một lúc. Có loại sữa dành riêng cho những con non đang thời kì phát triển còn chúng sẽ tiết ra loại sữa khác thích hợp với những con Wallaby đã bắt đầu rời khỏi túi.
Các con Wallaby con sẽ bú các núm vú khác nhau để chọn được đúng loại sữa dành cho mình. Mỗi loại sữa chứa các thành phần khác nhau về chất béo,carbohydrate và protein. Sữa cho các con lớn hơn sẽ chứa hàm lượng chất béo cao hơn.
Người ta chưa phát hiện được ở bất cứ loài động vật nào cùng một lúc tiết ra hai loại sữa như loài Wallaby.
Chuột túi Wallaby thực hiện việc giao tiếp với đồng loại bằng cách ra dấu bằng thị giác và khứu giácm đây là phương thức giao tiếp phổ biến của loài Wallaby. Ngoài ra còn có ngôn ngữ hình thể, khi một con Wallaby cảm nhận thấy nguy hiểm, chúng sẽ đứng yên rồi làm động tác nhịp chân sau giống như đang đánh trống để cảnh báo những con khác trong bầy về mối đe dọa tiềm tàng.
Việc nhịp chân còn kết hợp với tiếng rít khẽ và khịt mũi. Và nếu gặp nguy hiểm thực sự, chúng sẽ dùng chân làm vũ khí. Chúng có khả năng dùng hai chân sau để thực hiện những cú nhảy mạnh mẽ và việc chúng mang con theo trong chiếc túi ở trước bụng.
Trên đất liền, chúng chỉ có thế di chuyển bằng cách phải sử dụng cả hai chân sau cùng một lúc nhưng khi bơi chúng có thể sử dụng mỗi bên chân một cách linh hoạt.