Tại sao con người không tiến hóa để có thể sở hữu nọc độc như loài rắn?

  •   12
  • 1.829

Trên thực tế, câu hỏi này không hề có câu trả lời cụ thể, bởi tiến hóa là một quá trình ngẫu nhiên và chúng ta không thể chủ động chọn hướng tiến hóa tự nhiên của mình. Chúng ta đều biết rằng trong thế giới tự nhiên hoang dã, có rất nhiều loài động vật đã tiến hóa và sở hữu những loại nọc độc vô cùng khủng khiếp.

Ví dụ, liều lượng gây chết trung bình của nọc độc do rắn taipan vảy mỏng tiết ra là 0,025mg/ kg. Thông thường, rắn taipan có thể tiết ra từ 125mg đến 400mg nọc độc trong một lần tấn công, lượng nọc độc này đủ để giết chết 250.000 con chuột, 100 người trưởng thành hoặc hai con voi châu Phi. Ngoài những loài lưỡng cư hay bò sát, thì động vật có vú cũng có thể sở hữu nọc độc. Điển hình là loài thú mỏ vịt, chúng có gai rỗng ở chi sau - có thể tiết ra độc tố.

Thật ra, nói chính xác hơn là nhờ sự nguyên thủy của thú mỏ vịt mà chúng đã tiến hóa để sở hữu nọc độc. Nếu suy xét kỹ và nhìn theo góc nhìn của khoa học, bạn sẽ thấy hầu hết tất cả các loài động vật có nọc độc mạnh đều là những loài có kích thước nhỏ hoặc tương đối nguyên thủy. Và kích thước nhỏ hay tiến hóa nguyên thủy hoàn toàn không phải là những gì đang miêu tả con người. Thay vào đó, chúng ta có thể thấy được rằng đối với những loài động vật có kích thước lớn và tiến hóa phức tạp, hầu hết chúng đều sử dụng những đòn tấn công vật lý và trí thông minh. Các sinh vật có xu hướng từ bỏ nọc độc trên cây tiến hóa, điều này có thể giải thích tại sao động vật có vú và chim có ít loài tấn công bằng chất độc.

Nọc độc của loài rằng taipan là rất nguy hiểm
Nọc độc của loài rằng taipan là rất nguy hiểm.

Nọc độc của loài rằng taipan là rất nguy hiểm, liều lượng nọc độc của mỗi vết cắn có thể giết chết 100 người hay 2 con voi châu Phi, tuy nhiên đây chỉ là sự tính toán của chúng ta, còn thực tế, có rất ít cơ hội để loài rắn này gặp được con người,

Tại sao lại như vậy? Lý do chính là kháng độc, nhiều loài trong thế giới tự nhiên có thể dễ dàng kháng lại được độc tố 100%, trong khi kháng tấn công vật lý thì không thể hiệu quả được như vậy.

Ví dụ điển hình cho điều này chính là loài lửng mật Châu Phi.

Lửng mật là một trong những loài động vật có khả năng kháng độc tố.
Lửng mật là một trong những loài động vật có khả năng kháng độc tố.

Những con lửng mật nổi tiếng với sự bất cần đời, nếu muốn làm gì, chúng sẽ cố gắng làm cho bằng được mới thôi. Dù có kích thước khá khiêm tốn, nhưng chúng lại có thể ăn thịt một con rắn hổ mang dài 1,5 mét chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, khi những con lửng mật tấn công rắn hổ mang, chúng thường bị rắn cắn. Thông thường những vết cắn này không có tác dụng tức thì, thường là khi tấn công xong và ăn hết một nửa con rắn thì chúng sẽ bất tỉnh, nhưng không sao, chỉ cần vài giờ là nọc rắn sẽ phân hủy trong cơ thể, và chúng có thể tỉnh lại để tiếp tục ăn phần còn lại của con rắn.

Vậy cơ chế kháng độc hoạt động như thế nào? Nọc rắn hổ mang có hai chức năng chính, một trong số đó là giết chết nạn nhân một cách nhanh chóng. Hai là phá vỡ các tế bào của nạn nhân. Vì vậy, trọng tâm của việc kháng nọc rắn chủ yếu là nhằm vào hai tiêu chí này, chống lại đợt chết đầu tiên, loại bỏ các chất độc còn sót lại.

Nọc rắn là những đoạn protein được gọi là polypeptit. Trong trường hợp của rắn hổ mang chúa, thành phần gây chết người nhanh chóng trong nọc độc của nó là chất độc thần kinh alpha. Chức năng của alpha-neurotoxin là liên kết với các thụ thể nicotinic acetylcholine, khiến chúng không thể tạo ra tín hiệu điện, từ đó làm tê liệt các cơ, khiến chức năng hô hấp và tim ngừng đập và chết.

Trong khi đó, lửng mật có một đột biến đặc biệt trong DNA của nó khiến các thụ thể acetylcholine của nó nhỏ hơn, vì vậy chất độc thần kinh alpha trong nọc rắn rất khó tiếp cận và phát huy tác dụng, để dễ tưởng tượng hơn thì điều này giống như một chiếc SUV cỡ lớn phải đậu trong thang máy. Mặc dù vẫn có tác dụng ức chế, nhưng uy lực giảm đi rất nhiều, không đủ để gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tiêu chí thứ hai chính là loại bỏ các chất độc còn sót lại, và đây là chức năng của hệ thống miễn dịch. Về lý thuyết, con người cũng có thể tự giải độc bằng cách tiết ra các kháng thể liên kết với các phân tử polypeptide để bất hoạt chúng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều tiếp xúc rất ít với rắn và hiếm người bị rắn cắn. Bởi vậy bộ nhớ miễn dịch về nọc rắn của chúng ta hoàn toàn trống, do đó sau khi bị rắn tấn công, cơ thể chưa kịp tiết ra kháng thể, tế bào đã bị phá hủy.

Có thể thấy, việc chống lại nọc rắn không có gì đặc biệt khó khăn, nếu loài động vật có vú có kích thước lớn, sinh sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc và phải chống lại nọc rằng thì chúng có thể có khả năng tiến hóa "kháng độc". Trên thực tế, có bốn loài động vật trong tự nhiên có khả năng kháng độc của loài rằng là lửng mật, cầy Suricata suricatta, nhím gai Erinaceinae và lợn hoang dã (tùy theo từng khu vực phân bố), tất cả chúng đều có cùng một dạng đột biến gen thụ thể acetylcholine.

Một con rắn hổ mang đầy nọc độc có thể giết chết 20 người, nhưng không giết được một con lợn, điều này cho thấy đây không phải là một kỹ năng tuyệt vời.

Mặt khác, tấn công vật lý thì sao? Về cơ bản không có phương pháp phòng thủ đặc biệt tốt đối với các đòn tấn công vật lý, ngay cả loài rùa biển khổng lồ có mai vô cùng cứng cáp vẫn có thể bị cá mập cắn. Sức mạnh, tốc độ và sự nhanh nhẹn chính là con đường tiến hóa về khả năng cạnh tranh sinh học.

Ngoài ra có một thực tế khác chính là những sinh vật nhỏ bé có nọc độc chưa bao giờ thống trị chuỗi thức ăn, và loài ếch phi tiêu vàng cực độc vẫn có những kẻ thù tự nhiên. Và nọc độc ban đầu không được sinh ra từ động vật. Chủ nhân thực sự của chất độc trong tự nhiên là thực vật. Về mặt khái niệm, mọi loài thực vật đều có độc, nhưng nó không tác động đến tất các các loài động vật, chẳng hạn như chất độc trong hạt ca cao và cà phê. Các thành phần này có thể gây ngộ độc cho chó mèo nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm cho người và dê.

Cập nhật: 03/10/2024 Trí Thức Trẻ
  • 12
  • 1.829