Có thể dễ dàng thấy rằng đá đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người xưa, từ các tác phẩm bằng đá đến thói quen xếp đá ở mọi nơi có con người đặt chân đến. Chẳng hạn như ở các công viên quốc gia hay giữ thăng bằng cho các bia mộ ở nghĩa trang hay chất thành đống dưới chân các bức tượng tôn giáo. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có điều này hay chưa?
Các chuyên gia cho rằng từ lâu việc xếp đá đã là một điều phổ biến bởi những quan điểm về tâm linh.
Các tụ đá xếp chồng thường được gọi là tháp đá (cairn), còn tại các khu côn chất thì sẽ phân loại chúng thành tumuli (gò đá), barrow (mộ đá), hoặc stupa. Các chuyên gia cho rằng từ lâu việc xếp đá đã là một điều phổ biến bởi những quan điểm về tâm linh, thẩm mỹ và còn là cách để bày tỏ cho người sau biết ở đây từng có người đến. Tất nhiên chúng đều mang ý nghĩa nhưng không phải lúc nào cũng đúng và có ích cho người sau. Bởi những tảng đá đặt sai chỗ có thể dẫn những người sau đi đến nguy hiểm, gây tổn hại cho các hệ sinh thái mỏng manh như các loài thực vật bản địa hoặc nếu cố tình đặt đá thành tụ đá xếp chồng hình tháp sẽ vô tình thúc đẩy sự xói mòn.
Những tác phẩm đá được tạo ra bởi nhiều nền văn hoá trên thế giới từ dân du mục cho đến các bộ lạc nông nghiệp. Ngay cả người Mông Cổ cổ đại cũng dựng các tụ đá, cũng như cư dân miền núi Nam Mỹ cũng không ngoại lệ. Thông thường, các tụ đá được dựng sẽ đóng vai trò chỉ dẫn cho người trong bộ tộc biết đâu là đường an toàn khỏi sự tấn công của thú dữ. Điều này rất cần thiết ở những nơi hoang vắng như sa mạc hay ở bắc cực, nơi không có cỏ cây hay khó lưu giữ lại dấu vết, người ta sẽ dựa vào các tảng đá để làm kí hiệu.
Những tác phẩm đá được tạo ra bởi nhiều nền văn hoá trên thế giới.
Cũng chính các tháp đá đã giúp con người có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác trước khi nguồn thực phẩm ít ỏi bị cạn kiệt. Do đó, những tháp đá này thường được tìm thấy trên các cao nguyên Tây Tạng, thảo nguyên Mông Cổ và cả trên các con đường mòn Inca dẫn đến Machu Picchu.
Thông thường, tháp đá có kích thước khổng lồ và được xếp lại vô cùng vững chắc.
Vào thế kỷ 18 và 19, khi miền Tây nước Mỹ đã được nhiều người đến định cư, các tụ đá đôi khi đóng vai trò phân định các đường tài sản. Hiện nay vẫn còn những tảng đá khổng lồ ở vùng núi Montana và Colorado được người bản địa và những người chăn cừu di cư từ Tây Ban Nha tạo nên.
Các tháp đá lớn cũng từng đóng vai trò như ngọn hải đăng cho các thuỷ thủ Bắc Âu, Celtic và Scotland cổ đại. Thường chúng sẽ có kích thước khổng lồ, cao hơn rất nhiều so với một con người và được xếp lại vô cùng vững chắc. Thời gian để tạo ra chúng có thể tốn mất vài ngày trời.
Các tháp đá cũng đóng vai trò như là bùa hộ mệnh và là biểu tượng của đức tin. Chẳng hạn như trên đường hành hương Camino de Santiago, những tín đồ thường chất những tụ đá hình nón trên quãng đường đến mộ của Thánh James. Bên cạnh đó, trong Do Thái giáo, các tín đồ thường có thói quen để lại một tảng đá trên bia mộ để tưởng nhớ người đã khuất. Con người cũng thường chôn cất người đã khuất dưới những tảng đá, chẳng hạn như vòng tròn đá Clava Cairns nổi tiếng ở Scotland. Vào năm 2017, các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ở vùng đất lửa chết hàng trăm ngôi mộ tháp có niên đại 8.000 năm cho thấy đối với người cổ đại, các tụ đá rất quan trọng trong văn hoá của họ.
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong tâm linh hay được trong đời sống thực tiễn, đôi khi người xưa tạo ra các tháp đá chỉ đơn giản vì chúng đẹp mà thôi. Ví dụ như công trình đá Opus 40 nằm sâu trong rừng Saugerties, Mỹ, với thời gian xây dựng hơn 37 năm bởi nhà điêu khắc Harvey Fite. Đây là một công trình đá phức tạp với kích thước to lớn kéo dài qua nhiều loại địa hình.
Đôi khi người xưa tạo ra các tháp đá chỉ đơn giản vì chúng đẹp mà thôi.
Vào năm 1970, nghệ sĩ người Mỹ là Robert Smithson đã sử dụng đến 6.000 tấn đá bazan đen để tạo ra đê chắn xoắn ốc tuyệt đẹp vẫn còn nguyên vẹn sau nhiều năm.