Tại sao giấy cũ lại ngả vàng?

  •   4,65
  • 2.902

Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy một số cuốn sách cũ sẽ có giấy ngả màu vàng. Bạn nghĩ rằng các cuốn sách ngày xưa có chất liệu giấy màu vàng như vậy?

Thật ra, khi còn mới, giấy của những cuốn sách ấy có thể cũng trắng như những cuốn sách ta mới mua. Nhưng qua thời gian, chúng sẽ ngả vàng (sách của bạn có thể sau 20 năm nữa cũng sẽ ngả màu vàng như vậy). Vậy tại sao giấy lại ngả vàng theo thời gian? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.

Lịch sử luôn luôn khiến tôi bị thu hút. Tôi rất thích tìm hiểu về sự phát triển của thế giới qua nhiều năm, nhiều thời đại. Chúng thật kỳ diệu và hùng vĩ. Tôi cảm thấy biết ơn những nhà sử học và các tác giả của những cuốn sách viết về những sự kiện quan trọng trong lịch sử của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu được quá trình phát triển và biến đổi của thế giới xinh đẹp ngày hôm nay, và cũng hiểu được xã hội đã phát triển qua những giai đoạn như thế nào. Tôi bị nghiện lịch sử - có lẽ là do ảnh hưởng từ ông nội của mình. Ông có rất nhiều sách về lịch sử thế giới và ông rất thích chỉ cho tôi xem những câu chuyện lịch sử hào hùng trong những cuốn sách của ông. Ông say mê khi nói về những trận chiến, những chiến thắng hào hùng và những cái cựa mình chuyển biến đặc biệt của đất nước.

Giấy ngả vàng theo thời gian.
Giấy ngả vàng theo thời gian.

Qua những trang sách của ông nội, tôi có thể du hành xuyên thời gian. Nó thật sự kéo và hút tôi vào câu chuyện trái đất đã tiến hóa như thế nào qua thời gian và những thay đổi của thế giới qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Và một điều khác cũng khiến tôi tò mò: ấy là sự thay đổi của chính những cuốn sách của ông nội tôi qua thời gian. Vâng, nội dung lịch sử trong các cuốn sách thì vẫn còn đó, không thay đổi dù chỉ một chút, nhưng những trang giấy đã từ màu trắng ngả sang màu vàng. Các con chữ trong cuốn sách ngày càng trở nên khó đọc.

Vậy tại sao giấy lại ngả vàng? Và làm cách nào chúng ta có thể ngăn những cuốn sách ngả vàng theo năm tháng?

Tìm hiểu về giấy

Giấy được làm từ nhiều loại gỗ cây. Gỗ chủ yếu bao gồm hai loại polyme: cellulose và lignin. Chính lignin là chất khiến giấy chuyển sang màu vàng. Lignin có màu tự nhiên là màu đen, và là chất khiến cho gỗ cứng và khỏe mạnh. Lignin bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và khi tiếp xúc với không khí. Và chính điều này khiến nó phân hủy thành nhiều axit phenolic và chuyển thành màu vàng.

Làm sao để giấy không ngả vàng?

Ngày nay, giấy được hình thành từ gỗ đã loại bỏ axit. Để làm được điều này, các nhà máy sản xuất giấy đã phải tách lignin ra khỏi thành phần của gỗ. Việc này giúp chất liệu giấy hiện nay bền hơn, tuổi thọ dài hơn nếu so với chất liệu giấy trước kia vẫn bao gồm lignin. Để sản xuất giấy không có lignin, ta cần bổ sung một quá trình hóa học vào quy trình sản xuất để loại bỏ lignin ra khỏi gỗ, hay nói theo một cách dễ hiểu hơn, thì việc sản xuất giấy – không – lignin đắt đỏ hơn so với cách sản xuất giấy thông thường rất nhiều.

Và nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy giấy báo rất dễ ngả vàng chỉ trong một thời gian ngắn. Tại sao lại như vậy?

Các tờ báo thường ngả sang màu vàng rất nhanh
Các tòa soạn đã chọn những loại giấy sản xuất theo phương thức truyền thống (có bao gồm lignin) để tiết kiệm chi phí in ấn.

Bởi vì chúng được sản xuất hàng hoạt và mục đích của những tờ báo chỉ để đọc ngắn hạn các tin tức thời sự, không phải là những nội dung được ưu tiên để lưu giữ lại lâu dài. Do vậy, các tòa soạn đã chọn những loại giấy sản xuất theo phương thức truyền thống (có bao gồm lignin) để tiết kiệm chi phí in ấn.

Quay trở lại với những cuốn sách với chất liệu giấy – bao – gồm – lignin được làm từ xa xưa: liệu có cách nào bảo vệ được chúng khỏi quá trình ngả vàng theo thời gian như một quy luật tự nhiên?

Bởi vì chúng vẫn chứa lignin, cho nên chúng vẫn sẽ phần nào ngả vàng chứ không luôn trắng đẹp. Chúng ta chỉ có thể hạn chế được điều này bằng cách giữ những cuốn sách yêu quý cổ xưa đó ở một nơi ít axit. Hay nói một cách gần gũi hơn: hãy để chúng ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và dĩ nhiên, không có côn trùng (đề phòng sách quý của chúng ta bị gặm nham nhở). Làm như vậy, lịch sử của chúng ta sẽ vẫn luôn rõ ràng, dễ đọc và tồn tại lâu nhất có thể.

Đây cũng là cách thức lưu trữ những trang sách lịch sử tại các thư viện lớn. Ở đó, chúng được bảo vệ trong một môi trường lý tưởng, nhiệt độ và độ ẩm hoàn hảo, giúp bảo vệ những trang sử hào hùng của dân tộc qua thời gian và lưu truyền đến các thế hệ trẻ trong tương lai.

Cập nhật: 26/06/2017 Theo vnreview
  • 4,65
  • 2.902