Tại sao hay bị giật “tê tê” khi chạm vào đồ vật trong mùa đông?

  •   52
  • 3.858

Mặc dù cho đến nay, nhiều người đã biết đến nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiếng kêu xẹt khi bạn kéo giãn quần áo trong mùa đông gây ra bởi tĩnh điện, tuy nhiên ít người biết về yếu tố tác động khiến hiện tượng này thường xảy ra nhiều nhất vào mùa đông. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu yếu tố đó là gì?

Có rất nhiều lý do để bạn không hề thích mùa đông một chút nào nhưng có lẽ, sự khó chịu nhất lại nằm ở việc bạn hay gặp phải những cú sốc điện nhỏ gây cảm giác tê tê. Đó là bởi hiện tượng tĩnh điện xảy ra do điện tích tích tụ trên bề mặt của một đối tượng.

Theo Wikipedia, tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao.

Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao.
Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao.

Tĩnh điện là sự tích tụ của điện tích. Để hiểu về sự tĩnh điện, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của vật chất. Vật chất được cấu thành từ các nguyên tử, với 3 loại hạt nhỏ hơn. Đó là electron mang điện tích âm. Proton mang điện tích dương. Cuối cùng là neutron không mang điện tích.

Thông thường, các electron và proton luôn cân bằng nhau trong một nguyên tử. Đó là lý do vì sao mọi vật đều trung tính về điện.

Nhưng các hạt eletron rất nhỏ, có trọng lượng không đáng kể. Việc cọ xát hay ma sát có thể cung cấp năng lượng cho eletron, để chúng tách khỏi nguyên tử. Sau đó, nó tấn công các nguyên tử khác, di chuyển giữa các bề mặt khác nhau.

Khi điều này xảy ra, vật thể đầu tiên còn lại có nhiều proton hơn electron và sẽ mang điện tích dương. Theo Ted-ED, vật thể có nhiều electron mới chuyển đến sẽ mang điện tích âm. Hiện tượng này được gọi là mất cân bằng điện tích hay tách điện tích.

Tuy nhiên, thiên nhiên luôn có xu hướng cân bằng nên khi hai vật mang điện tích trái dấu gặp nhau, những hạt electron tự do sẽ nắm lấy cơ hội đầu tiên để di chuyển tới nơi cần chúng nhất, hoặc nhảy ra khỏi vật thể mang điện tích âm hay tràn vào vật thể đang mang điện tích dương. Hành động này là nỗ lực khôi phục lại trạng thái cân bằng điện tích trung tính.

Sự dịch chuyển nhanh chóng này được gọi là xả tĩnh điện và được đặc trưng bởi tia lửa xẹt qua. Quá trình này không xảy ra với mọi vật, nếu không bạn sẽ luôn bị điệt giật.

Chất dẫn điện như kim loại hoặc nước muối có các liên kết electron yếu, nhưng nó dễ dàng nhảy ra giữa các phân tử. Mặt khác, chất cách điện như nhựa, cao su, thủy tinh, có liên kết electron chặt hơn nên không dễ nhảy sang các nguyên tử khác.

Sự tích tụ điện năng thường xảy ra khi vật thể liên quan là chất cách điện. Chẳng hạn, bạn đi trên thảm, các electron trên cơ thể sẽ chà lên bề mặt. Chiếc thảm bằng len cách điện sẽ chống lại việc mất electron của chính nó. Cơ thể của bạn với tấm thảm vẫn trung hòa về điện nhưng đã có một điện tích phân cực giữa hai cá thể. Và khi bạn chạm vào tay nắm cửa thì “xoẹt” - kim loại từ tay nắm đã truyền electron liên kết yếu qua tay bạn để thay thế cho số lượng mà cơ thể bạn bị mất.

Thạc sĩ Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Điện tử y sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết nhiều trường hợp tĩnh điện như lóe tia sáng tựa lưới bắt muỗi, cũng có trường hợp truyền điện xuống chân và sàn nhà làm tê nhẹ cơ thể.

Tóc là vị trí dễ bị tĩnh điện nhất.
Tóc là vị trí dễ bị tĩnh điện nhất. (Ảnh: Getty).

Theo Accuweather, Stevespanglerscience, tóc là nơi dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô. Nguyên nhân là tóc có cấu tạo giống như móng tay, nên khi bị hư tổn, tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi do điều kiện khô hanh, sẽ khiến chúng dễ sinh ra tĩnh điện hoặc ma sát với lược chải, quần áo len...

Dòng điện do quá trình tĩnh điện tạo ra điện trường rất yếu, không ảnh hưởng đến cơ thể hay sức khoẻ con người. Tuy nhiên, sự tĩnh điện này có thể trở thành nỗi khiếp sợ, phá hoại thiên nhiên. Trong vài điều kiện cụ thể, phân bố tĩnh điện xảy ra với mây.

Sự mất cân bằng điện tích bị trung hòa khi truyền sang vật thể khác như tòa nhà, mặt đất hoặc những đám mây sẽ tạo thành tia sáng lớn, hay còn gọi là sét. Tương tự việc ngón tay có bạn có thể bị giật vài lần tại một điểm, sét cũng có thể đánh cùng điểm nhiều lần.

Vậy nguyên nhân nào khiến hiện tượng tĩnh điện thường xảy ra mạnh mẽ nhất vào mùa đông?

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tĩnh điện chính là độ ẩm trong không khí.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tĩnh điện chính là độ ẩm trong không khí.

Hiện tượng tĩnh điện xảy ra mạnh mẽ nhất vào mùa đông do một nguyên nhân vô cùng đơn giản, đó chính là độ ẩm trong không khí.

Nước là một chất dẫn điện tốt, độ ẩm là thứ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều trong cơ thể, và sau đó gây nên hiện tượng tĩnh điện tạo cảm giác tê cho con người. Tuy nhiên, hiện tượng phân tán tĩnh điện thường xảy ra dưới dạng những tiếng kêu nhỏ và rất khó để phát hiện.

Vậy làm sao để tránh hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông?

Có rất nhiều cách để giảm thiểu tình trạng này nhưng đơn giản nhất, bạn hãy bám vào chính yếu tố góp phần làm hiện tượng tĩnh điện trở nên tiêu cực hơn. Bạn nên đặt một máy tạo độ ẩm trong nhà vào mùa đông. Nhờ có độ ẩm hiện tượng tĩnh điện gần như sẽ không thể xảy ra chí ít khi bạn ở trong nhà.

Ngoài ra, bạn hãy tránh đi hoặc đeo những vật dụng làm bằng len, da và cao su trên chân. Đây là những vật liệu cách điện khá mạnh, điều này dẫn tới việc duy trì hiện tượng tĩnh điện. Khi lượng điện tích ngày càng được giữ lại nhiều hơn trên cơ thể, chúng ta dễ gặp phải tình trạng bị sốc điện khi chạm vào các vật dẫn điện như kim loại.

Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà để tránh hiện tượng tĩnh điện.
Đặt máy tạo độ ẩm trong nhà để tránh hiện tượng tĩnh điện.

Do vậy, việc mang theo một chùm chìa khóa bằng kim loại sẽ giúp bạn triệt tiêu nguồn năng lượng đã được tích tụ trước đó. Hoặc bạn cũng nên thay đổi các loại quần áo sử dụng chất liệu sợi tổng hợp (polyester, nynon) sang các dạng vải sợi tự nhiên như cotton. Đây là chất liệu ít gây ra hiện tượng tĩnh điện nhất.

Đối với giày, nhiều phát hiện cho thấy giày có phần đế bằng da giúp giảm hiện tượng tĩnh điện tốt hơn so với loại giày có đế bằng cao su. Nếu có thể hãy đi chân trần trên mặt sàn nhé.

Một thủ thuật khác là bạn có thể mang theo các tờ giấy Dryer sheet. Đây là một loại giấy giống giấy ăn nhưng mỏng hơn, chúng thường được dùng trong sấy khô quần áo để đem lại mùi hương, sự mềm mại cho sợi vải,... Theo Howstuffwork, sử dụng giấy Dryer Sheet trong khi sấy khô quần áo có thể giúp cân bằng electron trong quần áo, ngăn chặn các electron bám vào cơ thể bạn, qua đó giúp giảm sự hình thành tĩnh điện trên bề mặt cơ thể và quần áo. Cũng cần lưu ý hãy giũ quần áo vừa sấy khô ngay để ngăn chặn điện tích bị lưu trữ trong quần áo.

Nhiều người cũng dùng Dryer Sheet để tẩy rửa các vết mảng bám thực phẩm khó rửa nhờ khả năng làm suy yếu gắn kết giữa chất bẩn bằng tĩnh điện.

Nếu có thể hãy chăm sóc làn da của bạn luôn luôn giữ được độ ẩm thích hợp.
Nếu có thể hãy chăm sóc làn da của bạn luôn luôn giữ được độ ẩm thích hợp.

Nếu có thể hãy chăm sóc làn da của bạn luôn luôn giữ được độ ẩm thích hợp. Cách thông dụng nhất chính là sử dụng kem dưỡng da hoặc các loại mỹ phẩm tạo độ ẩm chuyên biệt.

Một mùa đông nữa lại đang tới gần, nếu bạn không muốn bất ngờ gặp phải những hiện tượng sốc điện không mong muốn, hãy thử áp dụng những chia sẻ trên.

Cập nhật: 24/12/2020 Theo vnreview/zing
  • 52
  • 3.858