Tại sao không nên sử dụng nam châm khi tìm kiếm thiên thạch?

  •   2,33
  • 2.497

Sử dụng nam châm trong tìm kiếm các mảnh thiên thạch đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất, tuy nhiên tại sao phương án này lại bị bác bỏ?

Nam châm
Không dùng nam châm tìm thiên thạch để tránh mất từ tính của thiên thạch.

Theo các nhà nghiên cứu báo cáo trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý mới đây cho biết, việc chạm một thanh nam châm nhỏ vào mảnh thiên thạch cũng có thể xóa mọi thông tin mà tảng đá có thể lưu giữ về từ trường của nó.

Thiên thạch là những tảng đá tảng đá không gian có thể chứa dấu vết của bầu khí quyển hành tinh, các khối xây dựng hóa học cho sự sống. Nhờ vào việc nghiên cứu các phiến đá này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh mình.

Việc đưa một nam châm cầm tay đến gần một tảng đá có thể sắp xếp lại các spin của các electron trong đá. Sự sắp xếp lại đó sẽ ghi đè lên dấu ấn của từ trường trước đó, một quá trình được gọi là tái từ hóa.

Hơn nữa, quá trình này dường như xảy ra thường xuyên. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 9 thiên thạch được tìm thấy ở những thời điểm và địa điểm khác nhau trên Trái đất. Tất cả chúng được cho là có nguồn gốc từ cùng một khối sao Hỏa lâu đời nhất được biết đến, rất có thể đã vỡ ra khi đi vào bầu khí quyển Trái đất và tất cả đều đã được tái từ hóa và do đó đánh mất những thông tin quan trọng mà viên đá đang lưu giữ.

Do vậy, các nhà nghiên cứu không sử dụng nam châm trong tìm kiếm thiên thạch để không đánh mất từ tính của chúng và khai thác được nguồn thông tin hữu ích mà viên đá đang nắm giữ.

Cập nhật: 21/10/2024 VTV
  • 2,33
  • 2.497