Tại sao máu khô lại được chọn để tách chiết ADN?

  •  
  • 857

Thu thập, lưu trữ và phân tích ADN là một phần quan trọng trong nhiều ngành và lĩnh vực y khoa.

Để đạt được những kết quả khả thi, bất kể ngành nào cũng đều cần có các mẫu xét nghiệm chất lượng cao và ổn định để từ đó tiến hành chiết tách ADN. Các mẫu máu tươi thường không được sử dụng do những khó khăn trong quá trình thu thập, vận chuyển hoặc lưu trữ. Tuy nhiên, các mẫu ADN tách chiết từ máu khô vẫn có thể tồn tại được và ổn định.

ADN thường được lấy từ tế bào má hoặc tế bào bạch cầu.
ADN thường được lấy từ tế bào má hoặc tế bào bạch cầu.

ADN thường được lấy từ một trong hai nguồn chính: tế bào má (cheek cells) hoặc tế bào bạch cầu. Các mẫu tế bào má có nguy cơ cao nhiễm bệnh bởi virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố môi trường. Vì thế, máu là nguồn lấy mẫu ADN được ưa thích hơn cả.

Tuy nhiên, các mẫu máu cũng có những hạn chế riêng của nó và nếu không được vận chuyển và bảo quản chuẩn xác, các mẫu thử sẽ bắt đầu không sử dụng được trong một khung thời gian rất ngắn. Chiết xuất ADN từ máu tươi là một quá trình phức tạp và tốn nhiều tài nguyên, không phù hợp với môi trường thiếu thốn vật tư, bao gồm cả nghiên cứu tại thực địa.

Mẫu máu khô lại không có những hạn chế về thời gian và nhiệt độ như máu ướt. Chúng ta có thể thu thập hiệu quả ngay tại nguồn lấy và vận chuyển, lưu trữ để chiết xuất ADN sau này mà không cần phải trải qua bước ướp lạnh.

Phương pháp sử dụng giấy lọc và kính hiển vi.
Phương pháp sử dụng giấy lọc và kính hiển vi.

Theo truyền thống, ADN thường được tách chiết bằng cách sử dụng các đốm máu khô trên giấy lọc. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho thấy phương pháp này đòi hỏi nhiều người phối hợp thực hiện và qua nhiều bước trích xuất, khó áp dụng nghiên cứu ngay tại thực địa. Công nghệ trên kính hiển vi như là hấp thụ thể tích đã loại bỏ được nhiều rào cản đối với việc thu thập hiệu quả ADN, vốn đã khúc mắc từ lâu trong các phương pháp trước đây.

Một lợi ích khác của việc sử dụng vết máu khô để tách chiết ADN là "tuổi thọ" của chúng trong máu khô. Một số nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng ADN trong vệt máu có thể tồn tại đến vài tháng. Những kết quả cho thấy ít sự biến đổi ngay cả khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tăng. Không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng ADN được chiết xuất từ đốm máu chịu tác động bởi độ ẩm tương đối là 93% hoặc nhiệt độ 35 độ C. Các xét nghiệm này được thực hiện trong khoảng thời gian ít nhất 3 tháng mà không làm suy giảm đáng kể ADN khi chiết xuất.

Điều kiện trong phòng thí nghiệm cũng được áp dụng để đánh giá sự suy biến của các mẫu máu khô thu được. Kết quả cho thấy ADN không hề bị giảm giá trị, bất kể phương pháp chiết đó là gì khi các mẫu được bảo quản ở 4 độ C trong 24 giờ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện phòng thí nghiệm tiêu chuẩn, bao gồm cả khả năng làm lạnh đáng kể các mẫu là không cần thiết đối với sự ổn định hoặc thời gian tồn tại của ADN trong các đốm máu khô thu được từ kỹ thuật vi mô.

Cập nhật: 05/06/2020 Theo vnreview
  • 857