Với những cảnh kinh hoàng rùng rợn, các bộ phim kinh dị và những ngôi nhà ma ám luôn hấp dẫn mọi người. Đó là bởi họ biết rằng thực sự chẳng có mối nguy nào xảy ra.
(Ảnh: BBC) |
Nếu bộ não biết rằng thực sự không có có mối nguy nào, nó sẽ biến sự dâng trào các hoóc môn này thành một niềm vui thú. Mấu chốt trong việc hưởng thụ những nguy hiểm rình rập chính là ở việc đánh giá đúng mức mối nguy có thể xảy ra.
"Trẻ em thường phóng đại mối nguy hiểm và trải qua cảm giác lo sợ thực sự. Khi bạn thấy một đứa trẻ ôm chặt lấy bố mẹ và khóc ầm lên, khả năng bị hại là có thật", Rudd nói. Còn với người lớn, họ hét ầm lên rồi sau đó là phá lên cười là bởi họ biết rằng thực sự chẳng có nguy hiểm gì.
Hiện tượng này cũng lý giải vì sao mọi người thích nhảy bungee, nhảy dù rơi tự do và các môn thể thao nguy hiểm khác.
"Trong những trường hợp này, mọi người biết rằng mối nguy hiểm sẽ bị hạ thấp xuống nhờ tập luyện và sự cẩn trọng, cho phép họ hưởng thụ cảm giác", Rudd nói.
Khả năng cảm nhận nỗi sợ cũng có vai trò tiến hoá. "Chúng ta được thúc đẩy đi tìm kiếm những cảm giác kích động để khám phá những khả năng mới, tìm kiếm nguồn thức ăn mới, nơi ở tốt hơn và đồng bọn tốt hơn", nhà tâm lý học môi trường Frank McAndrew tại Đại học Knox nói.
Nếu tiếp xúc thường xuyên với một tác nhân kích thích nỗi sợ, bộ não sẽ được làm quen và không còn coi đó là điều đáng sợ nữa. Đó chính là chìa khoá cho liệu pháp điều trị sự rối loạn chức năng lo lắng. Biện pháp điều trị như vậy kết hợp với dược phẩm sẽ có tỷ lệ thành công là 80%.
M.T.