Khi ngư lôi được phóng đi từ tàu mặt nước thì không có gì để nói, nhưng nếu ngư lôi được phóng từ tàu ngầm thì tại sao nước biển lại không thể tràn vào bên trong tàu ngầm?
Ông phóng ngư lôi trên tàu ngầm có hai nắp ở phía trước và phía sau. Hai nắp của ống phóng ngư lôi hoạt động theo cơ chế là chỉ có thể đóng cùng lúc nhưng lại không thể đồng thời mở. Khi nắp trước ống phóng mở ra thì nắp sau không thể mở được.
Sau khi ngư lôi được phóng, nước biển tuy tràn vào ống phóng nhưng do nắp sau vẫn đóng cho nên nước biển không thể tràn vào bên trong tàu. Khi việc phóng kết thúc, nắp trước được đóng lại rồi nhờ một van đặc biệt, số nước biển đã lọt vào trong ống phóng sẽ được tháo vào một bể chứa bên trong tàu ngầm để bổ sung cho khối lượng đã mất đi vì phóng ngư lôi, nhờ đó duy trì trọng lượng tàu ngầm. Sau khi nước trong ống phóng được rút hết thì lại có thể nạp ngư lôi khác vào.
Hai nắp của ống phóng ngư lôi hoạt động theo cơ chế là chỉ có thể đóng cùng lúc nhưng lại không thể đồng thời mở.
Được biết tàu ngầm khi bắn ngư lôi có hai dạng chủ yếu:
Cơ chế phóng tự hành không những chiếm không gian nhỏ mà còn gây ra độ ồn thấp, kết cấu cũng đơn giản và tính năng đáng tin cậy. Tuy nhiên nhược điểm của nó cũng rất rõ.
Loại hình phóng động lực chủ yếu dựa vào ngoại lực khiến ngư lôi bay ra khỏi ống phóng nên tránh được một số nhược điểm về sơ tốc đạn thấp của loại hình phóng trước. Phóng động lực hiện nay có mấy kiểu. Kiểu một là dùng piston thủy áp.
Nguyên lý của nó là dùng một piston lớn nối thông với ống phóng. Đầu tiên làm cho nước có áp suất cao khiến piston vận động đẩy ngư lôi ra ngoài. Thứ hai là dùng động cơ khí nén. Đây là một phiên bản nâng cấp của kiểu 1 nói trên. Nguyên lý chủ yếu là trực tiếp lợi dụng áp suất khí nén để phóng ngư lôi ra ngoài rồi trong nháy mắt lại thu hồi khí.